Tag

Featured

Browsing

Chủ tịch Tập đoàn FLC từng tiết lộ tham vọng sở hữu một đội bóng tại giải bóng đá hàng đầu thế giới, nhằm quảng bá thương hiệu cho hãng hàng không Bamboo Airways.

Trên trang chủ của mình, đội bóng Chelsea đã đăng tải thông điệp của ông chủ Roman Abramovich. Theo đó, nhà tài phiệt người Nga đã xác nhận rằng ông sẽ bán câu lạc bộ bóng đá Chelsea ở Anh. Ông cho biết, hành động này nhằm hướng đến những lợi ích tốt nhất cho đội bóng.

Câu hỏi đặt ra là ai sẽ mua lại Chelsea? Ngay khi thông tin này xuất hiện, nhiều người hâm mộ bóng đá tại Việt Nam đã liên tưởng tới ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC.

Nguyên nhân là do trong cuộc phỏng vấn với báo Thanh Niên hồi đầu tháng 12/2021, ông Trịnh Văn Quyết từng hé lộ ý định mua lại một đội bóng tại giải bóng đá Ngoại Hạng Anh.

Cụ thể, ông Quyết nói: “Tôi mong muốn Bamboo sẽ là thương hiệu quốc tế, toàn cầu để khi người ta nhắc đến Bamboo Airways sẽ biết ngay là hãng hàng không của Việt Nam. Việc mua một đội bóng Anh là một phần trong kế hoạch này. Chúng tôi đã bắt đầu quá trình xem xét, tiếp xúc để đặt vấn đề, với mục tiêu cụ thể là sở hữu đa số cổ phần của một câu lạc bộ bóng đá tại giải Ngoại hạng Anh, thông qua một số kênh liên lạc.”

Thời điểm bấy giờ ông Quyết không tiết lộ đội bóng mà ông đặt vấn đề là đội nào và đến thời điểm hiện tại, chưa có thêm thông tin nào liên quan đến vấn đề này được đưa ra. Mặc dù vậy, đội bóng lúc bấy giờ có lẽ không phải là Chelsea, bởi quyết định bán Chelsea của ông Roman Abramovich chỉ mới được đưa ra trong thời gian gần đây, trong bối cảnh Nga và Ukraine xảy ra xung đột.

Trong trường hợp ông Trịnh Văn Quyết muốn nhảy vào cuộc cạnh tranh mua lại Chelsea, số tiền bỏ ra chắc chắn sẽ không hề nhỏ. Chelsea hiện là một trong những câu lạc bộ hàng đầu tại Ngoại hạng Anh và thế giới, sở hữu nhiều ngôi sao trong đội hình. Theo trang Mirror, giá bán Chelsea hiện tại có thể trong khoảng 2,5 tỷ bảng Anh. Còn theo trang Football.london, giá trị Chelsea dựa trên tình hình tài chính sẽ trong khoảng 1,5 đến 2,4 tỷ bảng Anh.

Các con số này cao hơn rất nhiều so với các thương vụ thâu tóm khác tại Ngoại hạng Anh trước kia, như gia đình tỷ phú Thái Lan Srivaddhanaprabha từng chi khoảng 50 triệu USD mua Leicester City năm 2010. Mới đây, quỹ đầu tư công Saudi Arabia đã mua lại 100% cổ phần của câu lạc bộ Newcastle United trong thương vụ có giá trị khoảng 300 triệu USD.

Trên sàn chứng khoán Việt Nam, tập đoàn FLC của ông Quyết có giá trị vốn hóa khoảng 9.100 tỷ đồng, tương đương khoảng 400 triệu USD. Tiền mặt của tập đoàn này tại ngày 31/12/2021 là 176 tỷ đồng và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khoảng 275 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm.

Novaland cho biết, công ty lãi từ các giao dịch mua rẻ 2.253 tỷ đồng và lãi từ bán công ty con 977 tỷ đồng. Tổng cộng, lợi nhuận từ các thương vụ M&A chiếm gần 2/3 lợi nhuận năm 2021 của tập đoàn.

Theo báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland), trong năm qua công ty tiếp tục thực hiện nhiều thương vụ M&A, trong đó có 3 giao dịch mua và 2 giao dịch bán.

Ngày 30/6/2021, Novaland đã hoàn tất việc mua 99,98% lợi ích vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần Nova Final Solution với giá phí gần 5.600 tỷ đồng. Qua đó, Novaland đồng kiểm soát Công ty TNHH Bất động sản Đăng Khánh và Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Mũi Né do Final Solution nắm giữ 99,41% vốn chủ sở hữu của Đăng Khánh và Đăng Khánh nắm giữ 99,98% lợi ích vốn chủ sở hữu của Mũi Né.

Tại thời điểm mua, Final Solution có tài sản 10.764 tỷ đồng và nợ phải trả 3.449 tỷ đồng. Tài sản thuần của công ty này là 7.315 tỷ đồng. Như vậy, Novaland ghi nhận lãi từ giao dịch mua rẻ 1.670 tỷ đồng.

Ngày 29/9/2021, Novaland hoàn tất việc mua 69,87% lợi ích vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Green Land với giá phí là 2.860 tỷ đồng. Green Land có tổng tài sản 2.860 tỷ đồng và gần như không có nợ. Do đó, Novaland không có lãi từ giao dịch mua rẻ tại thương vụ này.

Ngày 31/12/2021, Novaland mua nhóm công ty gồm: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Unity, Công ty TNHH Du lịch Bình An, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Lake và Công ty cổ phần Hoàn Vũ. Trong đó, Novaland mua 99,98% lợi ích vốn chủ sở hữu tại Unity với giá phí 2.150 tỷ đồng, Do Unity nắm giữ 99,99% lợi ích tại Du lịch Bình An và 99,997% lợi ích tại Đà Lạt Lake còn Đà Lạt Lake nắm 99,98% lợi ích tại Hoàn Vũ nên Novaland cũng sở hữu toàn bộ các công ty này.

Tài sản của nhóm công ty này được ghi nhận tại ngày mua là 5.924 tỷ đồng và nợ phải trả là 3.190 tỷ đồng. Như vậy, tài sản thuần là 2.733 tỷ đồng và Novaland lãi từ giao dịch khoảng 583 tỷ đồng.

Tổng cộng, Novaland ghi nhận 2.253 tỷ đồng lãi từ giao dịch mua rẻ trên báo cáo tài chính. Con số này tương đương 44% lợi nhuận trước thuế của Novaland năm 2021.

Ngoài 3 giao dịch mua, Novaland có 2 giao dịch bán, gồm bán toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Bất động sản Phúc Thịnh với tổng giá chuyển nhượng là 854 tỷ đồng. Khoản lãi 484 tỷ đồng là chênh lệch giữa tổng giá chuyển nhượng và giá trị ghi sổ của tài sản thuần, được ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

Trong tháng 9/2021, Novaland đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty cổ phần Khách sạn Du lịch Thanh niên Vũng Tàu và Công ty cổ phần Du lịch Thanh niên Việt Nam với tổng giá trị chuyển nhượng là 198,8 tỷ đồng. Khoản lãi 223 tỷ đồng là chênh lệch giữa tổng giá chuyển nhượng và giá trị ghi sổ của tài sản thuần, được ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

Tổng cộng, Novaland ghi nhận lãi từ thoái vốn công ty con, công ty liên kết 977 tỷ đồng, tương đương đóng góp khoảng 20% lợi nhuận trước thuế.

Không có xuất phát điểm từ kinh doanh mì gói, chủ tịch Techcombank và VPBank còn giống nhau về con số chủ đạo theo quan điểm nhân số học.

Từ nghiệp kinh doanh mì gói đến Chủ tịch 2 nhà băng tư nhân đình đám

Nếu nhìn vào danh sách tỷ phú giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, chúng ta có thể thấy hầu hết họ đều có thời gian du học và khởi nghiệp tại Đông Âu. Một điểm thú vị khác là nhiều người trong số họ đều bắt đầu tư ngành thực phẩm, cụ thể là kinh doanh mì gói. Những tên tuổi lớn có thể kể đến như Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Sun Group Lê Viết Lam, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang. Hai chủ tịch ngân hàng nổi tiếng là Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh và Chủ tịch VPbank Ngô Chí Dũng cũng đi lên từ việc kinh doanh mì gói.

Ông Hồ Hùng Anh sinh ra tại Hà Nội nhưng quê gốc của ông lại ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1987, ông Hùng Anh thi đỗ vào khóa 22 đào tạo Kỹ sư tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Với thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, ông đã vinh dự được Bộ Quốc phòng lựa chọn đi du học ngành kỹ thuật quân sự tại Liên Xô. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã ông đã chuyển sang theo học ngành kỹ sư điện tử tại trường đại học Bách Khoa Kiev, Ukraine.

Việc lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh bằng sản xuất và buôn bán mì gói đã giúp Hồ Hùng Anh thu về được rất nhiều lợi nhuận. Trong 3 năm từ năm 1994 đến 1997 ông đã giữ chức vụ Giám đốc Công ty SANMEX tại Cộng Hòa Liên Bang Nga.

Chặng đường lập nghiệp và phát triển sự nghiệp của ông không thể thiếu bóng dáng của người bạn thân Nguyễn Đăng Quang. Hai doanh nhân này trở thành đối tác kinh doanh thân thiết, cùng tiến hành buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và các nước Đông Âu vào đầu thập niên 90. Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang chính là những người đầu tiên sáng lập nên Công ty MASAN RUS TRADING.

Sau khi đã gặt hái được những thành công nhất định tại thị trường Đông Âu, ông Hùng Anh quyết định trở về Việt Nam cùng ông Quang xây dựng Masan và liên tục nắm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy tổ chức của công ty này như phó chủ tịch HĐQT.

Đến năm 2005, ông Hồ Hùng Anh tham gia vào hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank. Đến tháng 5 năm 2008 ông đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank.

Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng từng có thời gian học dự bị đại học ở trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Đến năm 1986, ông Dũng sang Liên Xô du học.

Trong thời gian từ 1992- 1996, ông Ngô Chí Dũng và Đặng Khắc Vỹ vừa học tập, vừa kinh doanh. Hai ông quyết định chọn thủ đô Mátxcơva để khởi nghiệp ngành mì gói.

Thương hiệu mì Rollton của 2 doanh nhân này nổi tiếng nước Nga. Báo cáo của Nissin cho biết, Mareven (công ty sở hữu thương hiệu Rolltoon) nắm khoảng 46% thị phần tại Nga.

Sau khi về Việt Nam, ông Ngô Chí Dũng và Đặng Khắc Vỹ là những người sáng lập Ngân hàng VIB. Một điều thú vị là trước khi trở thành chủ tịch VPBank, ông Ngô Chí Dũng cũng từng có thời gian làm phó Chủ tịch Techcombank giai đoạn 2006-2010.

Điểm chung về tính cách

Không chỉ có xuất phát điểm từ kinh doanh mì gói, Chủ tịch Techcombank và VPBank còn giống nhau về con số chủ đạo theo quan điểm nhân số học.

Nhân số học vốn là một bộ môn khoa học nghiên cứu về Khám phá bản thân. Khi nghiêm túc nghiên cứu sự tồn tại và mối tương quan giữa các con số xuất hiện trong ngày, tháng, năm sinh của một người, chúng ta có thể hiểu được khá nhiều về bản thân họ, cũng như mối quan hệ của họ với người khác. Bộ môn này được nhà toán học, triết gia vĩ đại, nhà thần học Pythagoras giảng dạy từ hàng ngàn năm trước. Theo nhân số học, mỗi người sinh ra đều có một con số chủ đạo ảnh hưởng lớn đến xu hướng chung của cuộc đời.

Ông Hồ Hùng Anh có ngày sinh là 08/06/1970. Ông Ngô Chí Dũng có ngày sinh là 25/09/1968. Theo quan điểm nhân số học, cả 2 vị tỷ phú này đều có con số chủ đạo là số 4.

Đặc điểm chung của những người có số 4 chủ đạo là họ có thiên hướng về “thực tế” hoặc “thực hành”. Họ thích bắt tay vào việc hơn là ngồi bàn luận về các giá trị việc đó mang lại. Chính sự thực tế này giúp những người số 4 luôn tiến về phía trước. Họ ít khi ngồi yên nhìn người khác bận rộn và thường tiến tới đề nghị hỗ trợ một tay.

Họ thuộc nhóm những người nguyên tắc và đáng tin cậy nhất. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong những việc cần sự tỉ mỉ, khi sự chính xác và khả năng thực tế của họ được phát huy và mang lại lợi ích tối đa.

Hai vị chủ tịch nhà băng Hồ Hùng Anh và Ngô Chí Dũng có là những người hiếm khi xuất hiện trên truyền thông. Nhưng nhìn vào cú lột xác của Techcombank và VPBank trong ngành ngân hàng có thể thấy được tính cách quyết liệt, thực tế của vị doạn nhân này được thể hiện một cách rõ nét ra sao.

Một đối tượng xông vào một ngân hàng thuộc phường Bãi Cháy, TP Hạ Long (Quảng Ninh) dọa mang theo bom để cướp nhưng bị bắt ngay sau đó.

Theo đó, vào lúc 14h ngày 4/3, tại ngân hàng V. chi nhánh Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh xảy ra vụ việc một nam thanh niên mang bom đến dọa cướp ngân hàng.

Loay hoay một hồi lâu nhưng không vượt qua được tấm chắn kính, cùng lúc còi báo động của ngân hàng reo thì đối tượng này lập tức bỏ chạy theo lối cổng chính. Trong quãng thời gian vào trụ sở ngân hàng, đối tượng chỉ kịp cướp 1 điện thoại của nhân viên lễ tân.Nam thanh niên mang theo ba lô màu đỏ cỡ lớn đi vào ngân hàng rồi hô to: “Tao mang 2 quả bom, đưa tiền đây không tao cho nổ banh xác”. Hô xong đối tượng trèo lên quầy giao dịch với ý định trèo qua tấm gương để tiến vào trong nhưng không được.

Khi vừa bỏ chạy ra đến cổng, đối tượng bị lực lượng công an cùng bảo vệ ngân hàng bắt giữ.

Qua khám xét đối tượng tên Trần Quang Minh, sinh năm 1986, quê ở quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, có thẻ sinh viên của một trường đại học ở Mỹ.

Hiện đối tượng đã bị bắt và đưa về trụ sở công an làm rõ hành vi cướp ngân hàng.

Đỗ Quý Hải là một trong những đại gia nổi tiếng trên thị trường bất động sản miền Bắc. Ông là người sáng lập kiêm chủ tịch Hải Phát Invest, và hiện là người giàu thứ 30 trên sàn chứng khoán Việt Nam khi sở hữu hơn 80 triệu cổ phiếu HPX, với tổng tài sản lên đến 2.290 tỉ đồng.

Ông Hải sinh ngày 26/03/1969 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư Kiến trúc tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Trước khi thành lập công ty riêng, ông Hải từng công tác tại Công ty Xây lắp 665 BĐ 11 – BQP.

Giai đoạn năm 2002-2003, ông Hải giữ chức vụ Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh dinh doanh nhà Quảng Ninh.

Cuối năm 2003, ông Hải quyết định thành lập Công ty cổ phần Xây dựng – Du lịch Hải Phát, hiện nay là Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest).

Sau gần 17 năm gầy dựng và phát triển, ông Hải từng bước định hướng công ty trở thành một tâp đoàn lớn mạnh. Hiện tại, Hải Phát Invest có hơn 10 công ty con và công ty liên kết, hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng nhà ở, công trình đường sắt, đường bộ, kỹ thuật dân dụng, lắp đặt hệ thống điện và bất động sản.

Ông Hải phát triển công ty theo mô hình tập đoàn với quy mô lớn. Trong số các công ty con của Hải Phát Invest có Công ty cổ phần Xây dựng Hải Phát, Công ty cổ phần Xây lắp Hải Phát, Công ty cổ phần bất động sản Hải Phát, Công ty cổ phần Đầu tư An Thịnh, Công ty cổ phần Hải Phát Thủ đô…

Từ kinh doanh vận tải đến dự án nghìn tỉ

Ngày 15/12/2003, Công ty cổ phần Xây dựng – Du lịch Hải Phát ra đời, với vốn ban đầu 8 tỉ đồng, chuyên thực hiện những hợp đồng kinh doanh vận tải và xây lắp quy mô nhỏ. Đến năm 2007, công ty tăng vốn điều lệ lên 15 tỉ đồng, rồi một năm sau đó tiếp tục tăng vốn lên mức 300 tỉ đồng và đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát.

Không chỉ phát triển tại thị trường miền Bắc, Hải Phát Invest mở rộng ra các tỉnh miền Trung và miền Nam gồm Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM và Cần Thơ.

Tháng 7/2018, công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, với mã HPX. Sau nhiều lần tăng vốn, cuối năm 2019, Hải Phát Invest đã tăng vốn điều lệ lên 6.830 tỉ đồng. Trong đó, tổng vốn chủ sở hữu đạt 2.993 tỉ đồng.

Những dự án bất động sản đầu tiên mà Hải Phát triển khai gồm Khu đô thị mới Văn Phú, dự án The Pride thuộc Khu đô thị An Hưng (rộng 31,5 héc ta, vốn đầu tư 3.200 tỉ đồng).

Ngoài ra, ông Hải còn phát triển thêm nhiều dự án lớn khác như Khu đô thị Tân Tây Đô, huyện Đan Phượng, Hà Nội (diện tích 230.506,6 m2, tổng mức đầu tư 1.118 tỉ đồng), dự án nhà ở xã hội The Vesta tọa lạc tại Phú Lãm, quận Hà Đông (diện tích 4,5 héc ta, tổng mức đầu tư 2.300 tỉ đồng)…

Cuối năm 2016, Công ty Hải Phát tiếp tục công bố dự án mới là tổ hợp Hải Phát Plaza trên đường Lê Văn Lương, với vốn đầu tư lên đến 2.500 tỉ đồng. Dự án Roman Plaza (diện tích 35.900m2, tổng vốn đầu tư trên 2.500 tỉ đồng).

Ngoài ra, công ty còn bắt tay hợp tác đầu tư với tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) và Công ty cổ phần Đầu tư Đại Đông Á cùng thực hiện các dự án gồm Khu đô thị mới An Bình (khu 1, khu 2, khu 3) tại phường An Bình, quận Ninh Kiều, dự án khu đô thị mới Cồn Khương tọa lạc tại phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, Cần Thơ.

Tính đến ngày 9/11/2020, ông Hải đang sở hữu 80 triệu cổ phiếu tại HPX, chiếm 30,27% với giá trị tài sản lên đến 2.298 tỉ đồng. Ngoài ra, vợ ông Hải, bà Chu Thị Lương, cũng đang sở hữu 8,6 triệu cổ phiếu HPX, giá trị tài sản lên đến 247,8 tỉ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/11, cổ phiếu HPX giao động quanh mức 28,600 đồng/cp.

Không giống như nhiều chủ doanh nghiệp khác, Nguyễn Trọng Thông bước vào lĩnh vực bất động sản với quân hàm đại tá trên cầu vai. Ông là người sáng lập kiêm chủ tịch Tập đoàn Hà Đô. Hiện tại, với 41.590.838 cổ phiếu tại HDG và tổng tài sản lên đến 1.031 tỉ đồng, ông Thông đang giữ vị trí thứ 71 trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Những bước tiến của Hà Đô

Ông Thông sinh ngày 12/12/1953, trong một gia đình tri thức tại Hà Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng, ông xung phong lên đường nhập ngũ. Trong giai đoạn 1979 đến 1989, ông Thông trở thành sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban doanh trại – Viện Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng.

Từ năm 1990, ông Thông đề xuất với Bộ Quốc Phòng thành lập xí nghiệp Xây dựng trực thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự. Hai năm sau, xí nghiệp Xây dựng được chuyển sang đơn vị hạch toán độc lập và đổi tên thành Công ty xây dựng Hà Đô.

Dưới sự dẫn dắt của vị đại đá Nguyễn Trọng Thông, Công ty xây dựng Hà Đô đã sát nhập với công ty thiết bị cơ điện và đổi tên thành Công ty Hà Đô (năm 1996).

Đến năm 2004, Công ty Hà Đô cổ phần hóa và chuyển thành Công ty cổ phần Hà Đô. Sau sáu năm hoạt động và phát triển mạnh mẽ, Công ty cổ phần Hà Đô chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô và niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, mã HDG.

Thuở sơ khai chỉ là một công ty xây dựng nhỏ, sau 30 năm dưới sự dẫn dắt ông Thông, Hà Đô đã trở thành tập đoàn lớn mạnh với hệ thống 11 công ty con và 3 công ty liên kết hoạt động đa lĩnh vực. Đồng thời tập đoàn còn tạo công việc cho hơn 1.500 người lao động trên khắp cả nước.

Những dự án nghìn tỉ

Nhắc đến Hà Đô phải kể đến các công trình thủy điện như Nhạn Hạc tại Nghệ An (tổng mức đầu tư lên đến 1.881 tỉ đồng), Nậm Pông tại Quỳ Châu, Nghệ An (tổng mức đầu tư 796 tỉ đồng).

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Hà Đô cũng đã xây dựng 3 nhà máy thủy điện gồm Sông Tranh 4 (tổng mức đầu tư 1.700 tỉ đồng), Za Hưng (tổng mức đầu tư 503 tỉ đồng) và Đăkmi 2 (tổng mức đầu tư: 4.700 tỉ đồng).

Năm 1994, dưới sự điều hành của ông Thông, Tập đoàn Hà Đô đã bắt đầu bước chân vào thị trường bất động sản cùng những dự án lớn như Tiểu khu đô thị Nam La Khê, Hà Đông, Hà Nội (diện tích xây dựng 5.250 m2, tổng mức đầu tư 251 tỉ, tổng số vốn 3.347 tỉ đồng), chung cư Phùng Khoang (quy mô 17.200 m2, tổng đầu tư 235 tỉ đồng), chung cư 38 Hoàng Ngân, Hà Nội (quy mô 4.000 m2).

Theo thông tin trên trang web của tập đoàn này, hiện Hà Đô đang triển khai 48 dự án bất động sản và năng lượng, cung cấp 2 triệu m2 nhà ở.

Ngoài ra, Hà Đô còn đầu tư xây dựng những dự án “khủng” gồm Hado Centrosa Garden tại quận 10, TP.HCM (tổng diện tích 68.513,7 m2, tổng vốn đầu tư 5.000 tỉ đồng), Hado Green Lane tại quận 8, TP.HCM (tổng diện tích 23.237,1m2), Hado Charm Villas tọa lạc tại Hoài Đức, Hà Nội (tổng diện tích 30 héc ta), Alila Bảo Đại The Imperial House tại Nha Trang, Khánh Hòa (quy mô 8,9 héc ta) và Nongtha Central Park tại trung tâm thủ đô Viêng Chăn (Lào) (diện tích 75 héc ta).

Ngoài ra, Hà Đô còn có nhiều dự án khác như Hado Dragon City (huyện Hoài Đức, Hà Nội), khu đô thị mới Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), dự án Ibis Saigon Airport tọa lạc tại số 2 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM (mức đầu tư hơn 550 tỉ đồng, tổng diện tích gần 3.500 m2).

Tính đến 30/9/2020, tổng nợ phải trả của Tập đoàn Hà Đô là 9.705 tỉ đồng, giảm 880 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng tài sản đạt trên 13.622 tỉ đồng, giảm hơn 200 tỉ đồng so với đầu kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu Hà Đô đạt 3.830 tỉ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 962 tỉ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ và hoàn thành 82% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Tính đến ngày 10/11/2020, ông Thông đang sở hữu 41.590.838 cổ phiếu tại HDG, tổng tài sản lên đến 1,031 tỉ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/11, HDG giao động quanh mức 25,100 đồng/cp.

Nhìn vào tên tuổi hiện nay của Hoa Lâm, ít ai biết tập đoàn này 27 năm trước chỉ là một cửa hàng xe máy. Người sáng lập ra tập đoàn này là bà Trần Thị Lâm, người đang có mặt trong danh sách 50 phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam trong thời gian qua.

Bà Lâm sinh năm 1957 tại một miền quê nghèo thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tuổi thơ của bà gắn liền với những tháng ngày cơ cực, nhọc nhằn. Năm 1982, bà lập gia đình. Chính sự nghèo khó đã thôi thúc người phụ nữ ấy phải làm một điều gì đó để thoát nghèo và lo được cho các con sau này.

Trước khi thành lập công ty, bà Lâm từng có thời gian kinh doanh buôn bán trầm, sau đó chuyển sang kinh doanh xe máy. Năm 1993, bà cùng chồng là ông Dương Ngọc Hòa thành lập Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải Nhất Nguyên, sau này đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hoa Lâm (Tập đoàn Hoa Lâm).

Trong giai đoạn 1999-2004, Hoa Lâm sản xuất và kinh doanh xe gắn máy với thương hiệu chính là Halim, sau đó thành lập liên doanh Hoa Lâm – Kymco chuyên sản xuất lắp ráp và kinh doanh xe tay ga thương hiệu Kymco.

Với sự nhạy bén trong kinh doanh, bà Lâm sớm nhận ra không thể cạnh tranh với xe Nhật Bản, bà quyết định thoái dần 70% vốn trong liên doanh Hoa Lâm – Kymco cho đối tác nước ngoài và rút ra hoàn toàn vào năm 2007.

Cuối năm 2006, Tập đoàn Hoa Lâm cùng các cổ đông khác thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank), với vốn điều lệ ban đầu 200 tỉ đồng. Hiện tại, ông Hòa giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietbank.

Không chỉ tham gia vào lĩnh vực xe máy và ngân hàng, bà Lâm còn mở rộng sang lĩnh vực y tế và bất động sản. Năm 2008, Tập đoàn Hoa Lâm bắt đầu xây dựng sáu bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế tại quận Bình Tân, TP. HCM (diện tích 37,5 héc ta). Ngoài ra, khu Y tế kỹ thuật cao cũng được thành lập với tổng đầu tư lên đến 1 tỉ USD.

Năm 2010, Hoa Lâm bắt đầu bước chân vào thị trường bất động sản. Ba năm sau, cụ thể, tháng 7/2013, Hoa Lâm khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà Lim Tower tại quận 1, TP.HCM (tổng vốn đầu tư 25 triệu USD) và Lim Tower 2 tọa lạc tại quận 3, TP.HCM (diện tích lên đến 34.000m2). Tập đoàn này cũng ra mắt dự án Kingdom 101 tại quận 10, TP.HCM (tổng diện tích 33.635m2).

Ngoài ra, Tập đoàn Hoa Lâm còn làm chủ đầu tư và xây dựng nhiều dự án khác gồm tòa nhà Vietbank (tổng diện tích 2.398m2), khu dân cư 2,3,4 phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 (diện tích hơn 80 héc ta), văn phòng kết hợp khu thương mại căn hộ (diện tích 1,6 héc ta), dự án nằm liền kề khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi.

Ngoài ra, Hoa Lâm còn đầu tư dự án Khu du lịch Làng Chài tại huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tổng diện tích 30 héc ta).

Năm 2019, tạp chí Forbes Việt Nam đã bình chọn Tập đoàn Hoa Lâm là một trong 20 gia đình kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam. Bà Lâm cũng góp mặt trong top 50 những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam, bên cạnh các “nữ tướng” quen thuộc như Thái Hương, Mai Kiều LiênNguyễn Thị NgaNguyễn Thị Phương Thảo

Nhắc về tập đoàn Hoàng Quân không thể không kể đến vị lãnh đạo Trương Anh Tuấn. Ông là người sáng lập đồng thời dẫn dắt “đứa con” của mình từ thuở “nằm nôi”.

Ông Tuấn sinh ngày 29/09/1964 tại Ninh Thuận. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.

Quá trình công tác:

Trước khi thành lập Công ty Hoàng Quân, ông Tuấn từng giữ chức vụ Kế toán – Trưởng phòng Kế hoạch Công ty Xây dựng Ninh Phước, Ninh Thuận (1990 – 1994), Trưởng phòng Kinh doanh, trợ lý Tổng Giám đốc Công ty Nghi Gia (1995 – 1998), Trưởng phòng Kinh doanh, Trợ lý Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Phước (1998-2000).

Tháng 8/2000 đến tháng 6/2020, ông Tuấn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân. Từ tháng 6/2020, ông Tuấn thôi kiêm nhiệm vị trí CEO.

Không chỉ nắm quyền điều hành tại Tập đoàn Hoàng Quân, ông Tuấn còn giữ hàng loạt vị trí chủ chốt tại 30 công ty con như Công ty TNHH TM – DV Giải trí Bình Minh, Công ty Cổ phần Cảng Bình Minh, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thiên Phát, Công ty xuất nhập khẩu Rồng Đông Nam Á…

Sự Nghiệp:

Dưới sự dẫn dắt của ông Tuấn Địa ốc Hoàng Quân đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2006, công ty tăng vốn điều lệ lên 400 tỉ đồng (tăng 20 lần so với giai đoạn từ năm 2000 – 2005). Năm 2010, Công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, mã HQC.

Ông trùm nhà ở xã hội và dự án nghìn tỉ

Suốt hai thập kỷ qua, ông Tuấn đã ghi dấu ấn trên thương trường qua nhiều lĩnh vực như tài chính, thẩm định giá, thiết kế, xây dựng, pháp lý, giáo dục. Trong đó, lĩnh vực bất động sản, giáo dục và tài chính là chủ chốt.

Hoàng Quân không chỉ là một tập đoàn đa ngành mà còn là đơn vị tiên phong trong đầu tư và phát triển nhà ở xã hội, Tập đoàn Hoàng Quân đã đăng ký và đang thực hiện 24 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khắp các tỉnh thành như HQC Plaza tại xã An Phú Tây, Bình Chánh, TP.HCM (vốn ban đầu gần 1.800 tỉ đồng, tổng diện tích 35.209m2).

Khu nhà ở xã hội HQC Hóc Môn tại xã Xuân Thới Đông, TP.HCM (tổng vốn đầu tư 554 tỉ đồng, diện tích 11.899m2), nhà ở xã hội khu dân cư Bắc Vĩnh Hải (hay còn gọi HQC Nha Trang) (diện tích hơn 10.800m2, tổng vốn đầu tư 500 tỉ đồng), KDC Thường Thạnh tại Cần Thơ (diện tích 70.076m2, tổng đầu tư 471 tỉ đồng).

Tại một số tỉnh thành khác, ông Tuấn cũng xây dựng nhiều nhà ở xã hội như Bình Thuận (HQC Phú Tài, dự án Khu đô thị mới Nam Phan Thiết), Biên Hoà (Biên Hoà Glory), Tây Ninh (Golden City), Tiền Giang (HQC Tân Hương, HQC Mỹ Tho)… Hoàng Quân hiện đang cung ứng cho thị trường 34.000 căn hộ, với tổng vốn đầu tư hơn 22.000 tỉ đồng.

Không chỉ được ví như “ông vua” nhà ở xã hội, ông Tuấn còn là chủ đầu tư nhiều dự án nghìn tỉ khác gồm Golden King tại quận 7, TP.HCM (tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng, diện tích 2.775m2, tổng diện tích sàn xây dựng 35.173m2), khu biệt thự Golden Queen tại Bà Rịa – Vũng Tàu (diện tích 4,5 héc ta),

Ngoài ra, Tập đoàn Hoàng Quân còn mở rộng đầu tư các dự án bất động sản khu công nghiệp như Khu công nghiệp Hàm Kiệm I tọa lạc tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (tổng diện tích 146,2 héc ta, tổng vốn đầu tư hơn 200 tỉ đồng) và Khu công nghiệp Bình Minh tại Vĩnh Long (tổng diện tích 131,5 héc ta).

Hiện nay, Hoàng Quân đang đầu tư phát triển trên lĩnh vực giáo dục như trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á. Trường Đại học Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ…

Tại trang website Hoàng Quân, Tập đoàn cũng nêu rõ tầm nhìn giai đoạn 2030 – 2050, khi đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp Việt Nam có thương hiệu toàn cầu với giá trị vốn đầu tư và doanh thu 10 tỉ đô, giữ vững vị thế top 100 thương hiệu lớn nhất Việt Nam.

Tuy kế hoạch là thế, nhưng Hoàng Quân đang trong tình trạng khó khăn khi gói vay 30.000 tỉ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội kết thúc cùng với đó là khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay mới. Hiện tại, Hoàng Quân đang ôm khoản nợ phải trả hơn 2.566 tỉ đồng, trong đó 91% là nợ ngắn hạn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/11, HQC giao động quanh mức 1.640 đồng/cổ phiếu. Ông Tuấn đang sở hữu 40 triệu cổ phiếu HQC, tổng giá trị tài sản là 65 tỉ đồng.

Dù tham vọng lớn lao và đang có rất nhiều dự án bất động sản nhưng Hoàng Quân đang chìm ngập trong khó khăn. Theo báo cáo tài chính quý 3/2020, doanh thu của Công ty chỉ đạt 129 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1,12 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 10,03 tỷ đồng năm trước.

Nói đến Phúc Khang Corporation thì không thể không nhắc đến Lưu Thị Thanh Mẫu, một trong số ít nữ giám đốc điều hành trong làng bất động sản tại khu vực phía nam.

Bà Mẫu sinh ngày 15/7/1978, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Tuy tốt nghiệp ngành luật và Đông phương học, nhưng bà Mẫu lại bén duyên với lĩnh vực kinh doanh bất động sản khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Bà Mẫu không chỉ một tay quản lý công ty mẹ mà bà còn đứng tên nhiều công ty con thuộc hệ sinh thái của Phúc Khang Corp khác như Công ty cổ phần đầu tư địa ốc P.K.M.C, Công ty TNHH Giáo Dục Sen Kim Cương Việt Nam, Công ty TNHH đầu tư địa ốc Phúc Khang M.C…

Bất động sản xanh và những dự án nghìn tỉ

Tháng 4/2009, bà Mẫu cùng chồng là ông Trần Tam thành lập Công ty dịch vụ bất động sản Phúc Khang, với hướng đi ban đầu tập trung vào đất nền vùng ven tại khu vực phía nam.

Ba năm sau, công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng và phát triển Phúc Khang (Phúc Khang Corporation).

Trong vòng 10 năm, Phúc Khang Corp từ một công ty nhỏ giờ đã trở thành tập đoàn lớn mạnh, với hệ sinh thái đa dạng bao gồm bất động sản, nghỉ dưỡng, du lịch.

Trong số các dự án của Phúc Khang Corp có EcoSun tại Đồng Nai với tổng diện tích 79.000 m2. EcoSun là dự án nằm trong tổng thể dự án Sunflower City do Phúc Khang kết hợp với Địa ốc Thăng Long cùng thực hiện (tổng diện tích 150 héc ta, tổng vốn đầu tư 6.000 tỉ đồng).

Ngoài ra, Phúc Khang còn đang triển khai một số dự án như Eco Village tại Long An (diện tích 95 héc ta), Eco Town tại Hóc Môn, TP.HCM (diện tích 3 héc ta).

Không chỉ đầu tư phát triển đất nền vùng ven, bà Mẫu định hướng Phúc Khang Corp phát triển căn hộ “xanh” cao cấp. Phúc Khang Corp đã hợp tác với Công ty Green Consult châu Á để phát triển dự án căn hộ xanh theo tiêu chuẩn LEED của Mỹ. Đó là dự án căn hộ Diamond Lotus Riverside tọa lạc tại quận 8, TP.HCM (tổng diện tích 1,6 héc ta, tổng vốn đầu tư 1.268 tỉ đồng).

Tiếp theo là khu căn hộ xanh cao cấp Rome Diamond Lotus tọa lạc tại quận 2, TP.HCM (diện tích là 16.780m2, tổng vốn đầu tư 3.500 tỉ đồng). Căn hộ Diamond Lotus Lakeview tọa lạc tại quận Tân Phú, TP.HCM (tổng diện tích là 1,2 héc ta, tổng vốn đầu tư lên đến 1.286 tỉ đồng).

Ngoài ra, Phúc Khang Corp đang triển khai dự án Làng Sen Việt Nam tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An (quy mô hơn 65 hécta).

Cuối năm 2016, Phúc Khang Corp công bố chuỗi Bất động sản Văn hóa – Thương mại – Du lịch xanh thuần Việt đầu tiên tại Việt Nam (Vietnam Square – Mũi Né Phan Thiết).

Cuối năm 2017, Phuc Khang Mitsubishi Corporation Holding (PKMC), liên doanh với Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), phát triển dự án Diamond Lotus Riverside tọa lạc tại quận 8, TP.HCM (tổng diện tích 16.600m2) .

Phúc Khang Corp thành công như ngày hôm nay không thể không nhắc đến ông Trần Tam, người đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Phúc Khang Corporation.

Ngoài ra, ông Tam còn đứng tên đại diện/đồng sáng lập/giữ vốn tại các công ty thuộc hệ sinh thái Phúc Khang Corp như Công ty cổ phần Thép Phúc Tín, Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp ASC Sài Gòn, Công ty cổ phần xây dựng và kỹ thuật Phúc Khang, Công ty TNHH Đầu tư Phúc Khang Sen Việt, Công ty Cổ phần Phúc Long Vân; Công ty Phát Triển Nhà Phúc Khang.

Giống như tên gọi của nó, Thành Thành Công hiện nay đã là một tập đoàn vững mạnh. Tên tuổi của tập đoàn này gắn liền với ông Đặng Văn Thành, người từng tạo tiếng vang lớn khi thành lập cơ sở sản xuất cồn lớn nhất tại TP.HCM vào những năm 70 và cũng là người nổi danh một thời trong ngành ngân hàng.

Người tiên phong

Ông Thành sinh năm 1960 trong một gia đình gốc Hoa. Ông khởi nghiệp, bước chân vào thương trường từ rất sớm, khi chưa đầy 20 tuổi.

Năm 1979 ông cùng vợ là bà Huỳnh Bích Ngọc thành lập cơ sở sản xuất cồn có quy mô lớn nhất ở TPHCM. Hồi đó, công ty của ông chỉ có vốn điều lệ 100 triệu đồng và 20 nhân viên.

Năm 1999, công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH TM – SX Thành Thành Công. Sau nhiều lần điều chỉnh, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên mức 3.000 tỉ đồng vào năm 2011, sau đó công ty được đổi tên thành Tập đoàn Thành Thành Công (TTC).

Sau khi thành lập TTC, ông Thành đã giao cho vợ quản lý, còn ông bắt đầu chuyển sang lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Năm 1989, ông Thành đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm HTX Tín dụng Thành Công. Đến năm 1991, ông Thành tham gia sáng lập Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỉ đồng.

Giai đoạn năm 1993-1994, ông trở thành Uỷ viên HĐQT Sacombank. Một năm sau, ông giữ chức Chủ tịch HĐQT.

Dưới sự điều hành của ông, Sacombank dần trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam và vươn ra quốc tế. Ông Thành đã định hướng Sacombank có những bước đi chiến lược và thành công nhất định. Năm 2006, Sacombank niêm yết trên sàn chứng khoán (mã giao dịch: STB), và là ngân hàng đầu tiên lập công ty quản lý quỹ và công ty cho thuê tài chính.

Tháng 11/2012, ông Thành từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Sacombank, tại thời điểm đó người thay thế ông là Tổng Giám đốc Trần Xuân Huy.

Vượt qua sóng lớn

Sau khi thoái hết vốn tại ngân hàng, ông Thành và ông Đặng Hồng Anh (con trai) quay trở lại và tiếp tục phát triển doanh nghiệp của gia đình.

Ra đời vào năm 1979, Thành Thành Công có ngành nghề kinh doanh là sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.

Trong giai đoạn 2006-2007, Thành Thành Công phát triển theo mô hình tổng công ty đa ngành.

Ngành nghề chính của Công ty là dịch vụ đóng gói, sản xuất đường, bán buôn thực phẩm, kho bãi, lưu trữ hàng hóa, truyền tải và phân phối điện…

Công ty đầu ngành mía đường là Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC Sugar – HoSE: SBT). Tiếp theo là Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín – TTC Land (HoSE: SCR) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Trong số các dự án của Sài Gòn Thương Tín – TTC Land có Charmington Dragonic tại quận 5, TP.HCM với tổng mức đầu tư gần 1.700 tỉ đồng, Charmington Golf & Life tại huyện Bình Chánh với tổng mức đầu tư gần 1.100 tỉ đồng, Jamona Eco tại quận 7 với tổng mức đầu tư 1.231 tỉ đồng.

Ngoài ra, còn nhiều dự án lớn khác gồm Charmington La Pointe quận 10, Carillon 1 tại quận Tân Bình, Carillon 7 tại quận Tân Phú, TP.HCM.

Bên cạnh bất động sản nhà ở, căn hộ, nghỉ dưỡng, TTC Land còn đầu tư bất động sản công nghiệp với diện tích lên đến 967 héc ta.

Ngoài ra, ông Thành còn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời.

Từ khi rời khỏi “nhà băng”, ông Thành không còn nằm trong top các tỉ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, bà Ngọc (vợ) và con của ông vẫn được ghi tên trong danh sách top 200 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt (23/11/2020).

Bà Ngọc hiện xếp thứ 71 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán với giá trị tài sản là 1.186 tỉ đồng. Còn ông Đặng Hồng Anh xếp thứ 158 trong danh sách với giá trị tài sản 380 tỉ đồng. Con gái ông Thành, bà Đặng Huỳnh Ức My xếp thứ 42 trên sàn chứng khoán cùng giá trị tài sản lên đến 1.723 tỉ đồng.

Gọi Ngay