Tag

Featured

Browsing

Honda sẽ làm xe, còn Sony phụ trách về các công nghệ, hình ảnh, giải trí đi kèm xe.

Tờ Bloomberg vừa đưa tin, Sony Group và Honda Motor Co. vừa công bố về việc họ cùng hợp lực để phát triển xe điện. Đây là động thái nhằm tìm cách kết hợp thế mạnh của cả 2 bên khi những chiếc xe của tương lai đang dần trở nên dựa trên công nghệ và kết nối với nhau nhiều hơn.

Cụ thể, các đối tác có kế hoạch thành lập một công ty mới cùng nhau trong năm nay, và bán ra chiếc xe điện đầu tiên dự kiến ​​bắt đầu vào năm 2025. Hiện cả Sony và Honda không tiết lộ giá trị của hợp đồng.

Công ty cho biết, liên doanh sẽ kết hợp công nghệ sản xuất xe hơi của Honda cũng như các dịch vụ sau bán hàng với chuyên môn của Sony về công nghệ hình ảnh, cảm biến, viễn thông, mạng và giải trí.

Mối quan hệ giữa Sony và Honda xuất hiện khi ngành công nghiệp ô tô đang chuyển sang xe điện. Giám đốc điều hành Sony Kenichiro Yoshida cho biết: “Chúng tôi muốn đóng góp vào sự phát triển của tính di động thông qua quan hệ đối tác với Honda, công ty có kinh nghiệm và kiến ​​thức toàn cầu trong ngành ô tô và đã dẫn đầu ngành với các phương pháp tiếp cận tiến bộ”.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Honda Toshihiro Mibe cho biết: “Chúng tôi muốn kết hợp tài sản công nghệ của cả hai công ty… và tham vọng theo đuổi các triển vọng khác nhau”.

Vào tháng 1, Sony cho biết công ty đang có kế hoạch phát triển một lĩnh vực kinh doanh xe điện mới sẽ tạo ra doanh thu định kỳ từ các dịch vụ, bao gồm cập nhật phần mềm và nội dung. Tháng trước, Giám đốc tài chính Sony Hiroki Totoki cho biết công ty sẽ có “quan điểm coi trọng tài sản” đối với hoạt động kinh doanh xe điện và sẽ tiến hành đầu tư “trên cơ sở chúng tôi hình thành quan hệ đối tác”.

Khi ấy, Sony cũng đã tiết lộ một nguyên mẫu SUV chạy điện mới, được đặt tên là Vision-S 02, tại sự kiện vào tối thứ ba. Sony lần đầu tiên công bố kế hoạch cho xe điện tại CES 2020 và đã giới thiệu chiếc sedan điện Vision-S 01 của mình tại CES hoàn toàn ảo vào năm ngoái.

“Sự phấn khích mà chúng tôi nhận được sau khi giới thiệu Vision-S thực sự khuyến khích chúng tôi xem xét thêm về cách mình có thể mang tính sáng tạo và công nghệ để thay đổi trải nghiệm di chuyển từ nơi này sang nơi khác”, Chủ tịch Sony Kenichiro Yoshida cho biết tại một cuộc họp báo.

Yoshida sau đó đã công bố kế hoạch thành lập một công ty điều hành vào mùa xuân này, thông qua đó Sony dự định khai phá thị trường xe điện.

Yoshida cho biết: “Tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đang thành lập một công ty mới mang tên Sony Mobility để đẩy nhanh những nỗ lực với xe điện và chúng tôi đang nỗ lực ra mắt dòng xe thương mại của Sony”.

Mẫu sedan Vision-S 01 của Sony được trang bị hai động cơ điện 200 kW và có khả năng lái tự động cấp hai. Công ty bắt đầu thử nghiệm những chiếc sedan trên đường phố công cộng vào năm 2021. Nền tảng EV của dòng xe này được sản xuất bởi nhà sản xuất ô tô Magna Steyr của Áo, trong khi các bộ phận được cung cấp bởi Bosch của Đức và các hãng khác. Sony cho biết chiếc SUV sẽ sử dụng nền tảng tương tự như nguyên mẫu sedan.

Sự kết hợp của 2 “cựu vương”

Sony từng là thương hiệu quyền lực nhất trên thị trường điện tử tiêu dùng với hàng loạt sản phẩm đình đám và chất lượng như tivi màu Trinitron, máy nghe nhạc Walkman, máy chơi game PlayStation, Blue-ray, laptop Vaio, smartphone Xperia, tivi Bravia… Tuy nhiên, như nhiều công ty Nhật Bản khác, Sony bỏ lỡ cuộc cách mạng kỹ thuật số và bị các công ty điện tử Hàn Quốc, Trung Quốc lấn lướt. Sony thua lỗ liên tiếp hàng tỷ USD và mất chỗ đứng trên mọi mặt trận, từ smartphone, laptop tới tivi.

Tuy nhiên, ánh sáng đã đến với Sony vào năm 2012, khi CEO Howard Stringer đề cử ông Kazuo Hirai điều hành tập đoàn, người mà ông đánh giá là có “tư duy cứng rắn và kỹ năng lãnh đạo”, sẵn sàng thực hiện thay đổi. Và dĩ nhiên, trước cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra ở khắp mọi nơi, Sony không muốn mình một lần nữa bỏ lỡ mất cơ hội.

Trong khi đó, Honda cũng đang nỗ lực thay đổi toàn bộ để bắt kịp xu hướng mới của thị trường.

Là một phần của quá trình tái cấu trúc triệt để nhằm hướng tới một tương lai hoàn toàn bằng điện, Honda đã cắt giảm công suất sản xuất ô tô trong nước xuống còn hơn 800.000 xe một năm, giảm khoảng 40% so với mức đỉnh năm 2002.

Hầu hết kế hoạch này sẽ đến từ việc ngừng sản xuất ô tô thành phẩm tại nhà máy ở Sayama, tỉnh Saitama, phía tây bắc Tokyo. Honda cũng đã công bố các bước cắt giảm chi phí khác vào năm ngoái, bao gồm áp dụng hệ thống phát triển xe mới và áp dụng chương trình đua xe Công thức Một của mình.

Công ty đang trang bị lại các hoạt động sản xuất của mình phù hợp với tầm nhìn trong tương lai. Họ đã thông báo rằng toàn bộ dòng xe của họ sẽ được sử dụng điện vào năm 2040.

Câu chuyện lớn nhất đối với Honda trong năm 2021 là cam kết hướng tới một tương lai hoàn toàn bằng điện. Tuy nhiên, nhà sản xuất ô tô này cũng đã đẩy mạnh cải cách mạnh mẽ hoạt động kinh doanh xe hơi của mình. Mảng kinh doanh này đã trở nên kém lợi nhuận hơn, với tỷ suất lợi nhuận kinh doanh ảm đạm là 1% trong năm tính đến tháng 3/2021. Những con số yếu kém đã thúc đẩy Honda cải tổ hoạt động sản xuất của mình trên toàn thế giới, bao gồm cả tại nhà máy Sayama.

Công suất toàn cầu của công ty dự kiến ​​sẽ giảm xuống 5,14 triệu xe cho năm kết thúc vào tháng 3, giảm từ 5,59 triệu xe một năm trước đó, một phần do việc đóng cửa các nhà máy ở Anh và Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc chấm dứt sản xuất ô tô thành phẩm tại nhà máy Sayama là một dấu mốc quan trọng trong quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh doanh ô tô của Honda. Việc tái tổ chức mạng lưới các nhà máy trên toàn cầu sẽ giúp bước vào giai đoạn thứ hai: Trở thành một nhà sản xuất xe điện có hiệu quả và cạnh tranh cao. Điều này có thể sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn.

Nguồn: Bloomberg

Để có được thành công như ngày hôm nay, cậu sinh viên Đặng Lê Nguyên Vũ đã trải qua không ít sóng gió.

Nhắc đến một trong những thương hiệu cà phê lâu năm nổi tiếng của Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cà phê Trung Nguyên do ông Đặng Lê Nguyên Vũ sáng lập cùng vợ cũ. Vào giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp của mình, ông từng được National Geographic Traveller và Forbes Asia ưu ái vinh danh “vua cà phê” vì những đóng góp của mình cho lĩnh vực cà phê tại Việt Nam.

Mặc dù sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cà phê Tây Nguyên hùng vĩ, nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ vốn dĩ có xuất thân là một sinh viên y khoa. Và cũng như bao người trẻ từng khởi nghiệp khác, “cậu” sinh viên Đặng Lê Nguyên Vũ năm nào phải đối diện với sự “bĩu môi” của không ít người khi mới bước chân vào thương trường cạnh tranh khốc liệt.

Mới đây trên TikTok, chia sẻ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ về hành trình “khởi nghiệp” khi còn là sinh viên y khoa bỗng dưng trở nên nóng trên MXH. Theo đó, ông đã trả lời phỏng vấn để kể lại sự khó khăn của những ngày ban đầu khi vừa chập chững kinh doanh rằng: Tôi không hiểu gì về kinh doanh cả, tôi xuất thân là sinh viên y khoa. Nhà ở miền núi nên điều kiện từ kiến thức cho đến sách vở, người tư vấn… đều không có gì cả.

Khi chúng tôi mở ra một hãng cà phê “chút xíu” thôi thì cả dãy phố đó đã kinh doanh cà phê hơn 20 năm rồi. Họ cười ngất, mấy thằng sinh viên này “điên khùng”. Bản thân tôi sau đó nói với cộng sự của mình rằng 6 tháng thôi chúng ta phải bằng – hơn họ 20 năm.

Mình thiếu tiền, thiếu những điều kiện, tôi nghĩ mình phải có đầu óc suy nghĩ quan sát, rút ra được cái gì mình đang có, cái gì mình muốn và làm sao đi đến cái điều mình muốn đặc sắc nhất. Tôi cho đó mới gọi là sáng tạo.

Trên thực tế, đúng như những gì ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói, ông và Trung Nguyên đã tìm được hướng đi sáng tạo độc đáo riêng. Vào năm 1998, ông là doanh nghiệp hiếm hoi mở rộng quy mô kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, thương hiệu Trung Nguyên cũng nhờ thế mà nổi tiếng khắp cả nước. Đến năm 2003, thương hiệu cà phê hoà tan G7 của ông xuất hiện trên thị trường và hiện tại đó là một trong số ít brand cà phê hiếm hoi cạnh tranh với những thương hiệu nổi tiếng với nước ngoài như Nescafe.

Nguồn: Tổng hợp

Nhờ sự khởi sắc của ngành vận tải biển toàn cầu, các doanh nghiệp vận tải biển trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – VIMC (MVN) đã có màn hồi sinh bất ngờ kể từ đầu năm 2021 cả về lợi nhuận lẫn giá cổ phiếu.

Dù một số công ty vẫn còn lỗ hoặc lãi khiêm tốn nhưng có thể nhận thấy sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh chính của những công ty đã từng thua lỗ triền miên suốt cả chục năm qua – vốn từng bị ví von như những “con tàu ma” vì thua lỗ quá lớn. Khá nhiều công ty hiện vẫn lỗ lũy kế cả nghìn tỷ đồng như Nosco, Vitranschart… một số cái tên khác thậm chí đã phá sản không kịp chờ đến ngày khởi sắc.

Công ty kinh doanh ấn tượng nhất trong năm là CTCP Vận tải biển Việt Nam – VOSCO (VOS). Trong quý 4/2021, VOS đạt doanh thu thuần 460 tỷ đồng, tăng 49%, lợi nhuận sau thuế là 82 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ 47 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, VOS đạt doanh thu 1.424 tỷ đồng, tăng 11%; lợi nhuận ròng thu về 490 tỷ đồng so với khoản lỗ 186 tỷ đồng của năm ngoái. Lỗ lũy kế của VOS tính đến hết năm 2021 đã được cải thiện từ lỗ 911 tỷ đồng về lỗ 421 tỷ đồng.

Năm 2021, VOS đặt kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu đạt 1.227 tỷ đồng và lãi trước thuế 30 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã vượt gấp 17 lần mục tiêu năm.

CTCP Vận tải Biển Vinaship (VNA) trong quý 4 doanh thu thuần đạt 226 tỷ đồng, tăng 57,2%; lãi sau thuế 40 tỷ đồng, tăng gấp gần 40 lần so với mức 1 tỷ đồng đạt được cùng kì năm ngoái. Luỹ kế cả năm 2021, VNA đạt 853 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 66%; lãi sau thuế đạt 178 tỷ đồng tăng cao đột biến so với năm ngoái khi chỉ lãi vỏn vẹn 1 tỷ đồng.

Năm 2021, VNA đặt mục tiêu doanh thu đạt 550,46 tỷ đồng và LNTT đạt 15 tỷ đồng, theo đó kết thúc năm 2021 VNA đã hoàn thành vượt 55% mục tiêu về doanh thu và mức lợi nhuận trước thuế cao gấp 12 lần chỉ tiêu được giao.

Lỗ liên tiếp 9 năm, CTCP Hàng Hải Đông Đô (DDM) cuối cùng đã có lãi. Doanh thu năm 2021 của công ty đã tăng 60% lên 328 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 28 tỷ đồng cải thiện đáng kể so với mức lỗ 73 tỷ đồng trong năm 2020.

Bên cạnh những doanh nghiệp đã có màn hồi sinh thần kỳ trên, vẫn còn hai công ty vẫn chưa thể thoát khỏi thua lỗ. Đó là CTCP Vận tải biển và thương mại Phương Đông (tên cũ: NOSCO – mã NOS) vẫn tiếp tục lỗ 104 tỷ đồng và CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Vitranschart (VST) lỗ 2 tỷ đồng trong năm 2021. Những mức lỗ của hai công ty này đã giảm đáng kể so với những năm trước.

Nguyên nhân chính khiến các công ty vận tải biển phục hồi lợi nhuận trong năm nay là do giá cước vận tải biển đã tăng phi mã kể từ đầu năm 2021. Chỉ số cước vận tải hàng khô, rời biển – Baltic Dry Index (BDI) đã leo dốc từ đầu năm 2021 và đạt đỉnh vào đầu tháng 10 vượt mốc 5600 USD. Đầu năm 2021, giá cước BDI chỉ khoảng 1400 USD. Như vậy là giá cước vận tải biển đã tăng khoảng 4 lần trong 9 tháng đầu năm. Tuy giá cước sau đó đã giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2020.

Theo Chỉ số giá cước vận tải container của 8 tuyến đường chính trên toàn cầu (Drewry World Container Index – WCI), chi phí vận chuyển hàng container bằng đường biển đã tăng liên tục, lần lượt xô đổ các kỷ lục về giá cước trước đó. Giá cước vận chuyển một container cỡ 40 feet khi đạt đỉnh khoảng cuối tháng 9 đã vượt mức 10.000 USD. Ở Việt Nam, giá cước trung bình cho 1 container 20 feet hoặc 40 feet từ Việt Nam đi châu Âu hoặc Mỹ đều tăng 5 đến 7 lần từ năm ngoái đến năm nay.

Giá cổ phiếu các doanh nghiệp vận tải biển trên đã có mức tăng phải tính bằng lần trong năm 2021. Hầu hết các cổ phiếu đều tăng mạnh và đạt đỉnh vào cuối quý 3, đầu quý 4 sau đó giảm dần. Nhưng kể từ cuối tháng 1/2022 đến nay, giá cổ phiếu vận tải biển đang có xu hướng tăng trở lại.

Hơn nữa, do ảnh hưởng từ chiến sự căng thẳng giữa Nga – Ukraine, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng do 3 hãng tàu biển lớn nhất thế giới MSC, Maersk, CMA CGM thông báo tạm ngừng vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Nga có thể đẩy giá cước vận tải biển lên cao hơn nên thời gian gần đây giá cổ phiếu vận tải biển tăng mạnh.

Trong phiên ngày 3/3, giá cổ phiếu VNA đã tăng 3.500 đồng/cp (+9,31%) lên 41.100 đồng/cp, cao gấp 10 lần so với giá đầu năm 2021 ở mức 4.000 đồng/cp. Còn cổ phiếu VOS hôm nay tăng trần (+7%) lên mức 20.750 đồng/cổ phiếu, cao gấp 9 lần mức 2.300 đồng/ cp của đầu năm 2021. 3 cổ phiếu còn lại bị hạn chế chỉ được giao dịch vào thứ 6 nhưng đều tăng ấn tượng trong năm qua, kể từ đầu năm 2021, giá DDM tăng 5 lần lên 5.000 đồng/cp, VST tăng 10 lần lên 5.000 đồng/cp và NOS tăng khoảng 9 lần lên 2.600 đồng/cp.

Theo Nhịp sống kinh tế

Bùi Văn Huy là Quán quân tuần 1 Chủ đề “Tôi đã kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào?” trong khuôn khổ cuộc thi Làm giàu tuổi 20. Câu chuyện của Văn Huy nói lên sự thật rằng hành trình làm giàu lắm thăng trầm, điều quan trọng nhất là cách ta điều chỉnh phương hướng sao cho phù hợp.

Kiếm được 1 tỷ đầu tiên dễ dàng năm 23 tuổi bằng việc nhập khẩu điều khô và đầu tư chứng khoán rồi lại mất hết vào năm 25 tuổi cũng vì chứng khoán, đó là câu chuyện của Bùi Văn Huy (SN 1991). Đương nhiên, hành trình làm giàu của Huy không dừng ở năm 25 tuổi ấy, sai lầm và biến cố đã trở thành hành trang quý giá giúp Huy vững chân hơn trong những năm tháng sau này, để rồi những “1 tỷ” tiếp theo nối nhau mà đến.

Những chia sẻ chi tiết, thể hiện tư duy đầu tư mạch lạc này đã giúp Huy trở thành người chiến thắng tuần 1 Chủ đề số 1 “Tôi đã kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào?” nằm trong khuôn khổ cuộc thi Làm giàu tuổi 20 . Đọc thêm về bài thi của Huy tại đây .

Tìm đến Huy để biết thêm về câu chuyện kiếm tiền, bạn sẽ càng cảm thấy ấn tượng hơn. Không màu mè, không lý thuyết suông, bạn sẽ tìm thấy bóng dáng những người trẻ điển hình trong Huy nhưng đồng thời cũng không thể không trầm trồ trước những thành tích Huy đạt được. Hay như chính lời Huy nhắc đi nhắc lại, rằng ở thế hệ của Huy, các bạn bè trong nghề, có rất nhiều câu chuyện ly kỳ hơn nhiều còn câu chuyện của Huy là một câu chuyện có lẽ không hề hiếm gặp…

Bùi Văn Huy

Sinh năm 1991

Thạc sĩ tài chính

Giảng viên ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH), ĐH Kinh tế Luật (UEL)

Giám đốc Môi giới CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC)

Ở thời đầu, những ai chưa biết còn coi chứng khoán là… cờ bạc

Giới thiệu bản thân bằng 1 câu có 3 chữ tiền, bạn sẽ nói như thế nào?

Mình là Bùi Văn Huy. Nghề nghiệp của mình là quản lý tài sản (tiền) cho khách hàng. Có lẽ giống như rất nhiều người, mình quý trọng và cho rằng tiền rất quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, cá nhân mình nghĩ kiếm được bao nhiêu tiền là hệ quả tất yếu khi bạn đam mê, khát khao làm tốt nhất công việc của mình. Với mình tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng là niềm đam mê bất tận.

Bạn bắt đầu ý thức được việc kiếm tiền, làm giàu từ lúc nào? Cầm đồng tiền do chính mình kiếm được trên tay – bạn nghĩ về ai đầu tiên?

Như mình có đề cập, mình tập tành chơi chứng khoán, Forex từ hồi năm 2, năm 3 nhưng chủ yếu để cho biết. Mình ý thức được việc kiếm tiền và dần quyết tâm theo đuổi con đường hiện tại là khi vào chuyên ngành tài chính doanh nghiệp ở trường đại học. Khi đó nhiều thầy cô đã cho mình biết đam mê lớn nhất của mình là gì và mình luôn theo đuổi niềm đam mê với thị trường từ khi đó.

Sau đó, vào năm cuối đại học khi đi thực tập sớm tại phòng nghiên cứu của công ty. Xung quanh mình, các anh chị cả người nước ngoài lẫn trong nước, ai cũng đều là chuyên gia, rất chuyên nghiệp và mình ngưỡng mộ nhiều người trong số họ. Rất may mình được nhận sớm vào công ty khi chưa ra trường và bắt đầu tích lũy, kiếm tiền từ lúc đó.

Khi kiếm được những đồng tiền đầu tiên, tất nhiên người mình nghĩ đến đầu tiên là gia đình. Gia đình thích mình cố gắng đi theo con đường làm bác sĩ, và việc bắt đầu kiếm được tiền là cách mình làm cho gia đình an tâm hơn rất nhiều. Bạn tưởng tượng mà xem lúc đó ít người biết đến chứng khoán lắm và theo nghiệp chứng khoán, gia đình mình cũng lo lắng không ít, hồi đó nhiều người chưa hiểu và đơn giản xem chứng khoán là cờ bạc (thật đấy).

Lúc đó hoặc đến bây giờ, mình cũng vẫn nghĩ đến các thầy cô ở trường đại học, những người đã cho mình những kiến thức quý báu. Đến bây giờ, mình vẫn liên lạc với nhiều thầy cô và cộng tác thực hiện nhiều công việc khác nhau.

Cái khó của việc làm giàu tuổi 20 là gì?

Theo mình, cái khó là không rõ phương hướng. Nhiều bạn ở tuổi 20 chưa tìm được điều mình đam mê, nhiều bạn bè của mình hiện 30 cũng loay hoay với câu trả lời niềm đam mê thực sự là gì.

Nếu rõ niềm đam mê của bản thân rồi thì việc bắt đầu từ đâu lại là một câu hỏi khó. Thực sự ở tuổi 20, mình không thể nghĩ những điều mà mình hiện tại đang nghĩ, tuổi 20 thiếu va vấp, trải nghiệm. Do đó nếu mình được sống lại tuổi 20, mình sẽ cố gắng dấn thân thật sớm để có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Bài học kiếm tiền quan trọng nhất là phải quản trị rủi ro thật kĩ, biết sửa và nhận sai

Theo bạn, hành trình từ 0 đồng đến có 1 tỷ khó hơn hay từ 1 tỷ đến 5-10 tỷ khó hơn?

Tất nhiên là 0 đồng lên 1 tỷ khó hơn chứ. Bởi lẽ bắt đầu mọi thứ từ con số 0 sẽ khó khăn hơn. Ở độ tuổi còn trẻ, khi kiếm được tiền rồi, chúng ta còn phải đối mặt với một yếu tố nữa là vấn đề quản trị tài chính. Bằng chứng là mình và bạn bè cùng thế hệ, có nhiều người kiếm được rất nhanh số tiền lớn đầu tiên rồi cũng để mất rất nhanh. Cảm giác vào đời rồi kiếm được tiền nó có sức cám dỗ ghê gớm lắm, làm sao vẫn là mình, giữ lối sống, con người mình tại những thời điểm tuổi 20 đó là cảm giác ai rồi cũng sẽ trải qua.

Còn mình hiện tại làm nghề quản lý tiền cho khách hàng, mình thấy 1 tỷ lên 5 tỷ, hay 5 tỷ lên 10 tỷ đều có những cái khó riêng, nhưng nó không khó như từ số 0 đi lên. Lúc đó bạn phải quản trị tài chính và nhất là quản trị bản thân mình như mình đã nói ở trên.

Warren Buffett có câu: “Nếu không tìm cách kiếm tiền trong lúc ngủ, bạn sẽ phải làm việc tới khi chết”, bản thân bạn đã làm được thứ gọi là kiếm tiền ngay cả trong lúc ngủ rồi chứ?

Hiện tại mình cũng đầu tư nhiều kênh khác nhau, nhưng chắc còn xa mới đạt đến sự tự do tài chính. Nhưng mình ngủ ít lắm, sau này nếu tự do tài chính có lẽ mình vẫn sẽ ngủ ít thôi, vì mình tự thấy mình nghiện công việc. (cười)

Nếu không phải thất bại trong đầu tư và bị mất tiền, thì thất bại gì hay mất mát gì trong cuộc sống khiến bạn đau khổ hơn cả?

Tài chính, chứng khoán là nghề khắc nghiệt. Gần đây khi thị trường tốt, mình thấy truyền thông hơi tô hồng nghề này nhưng thực tế không phải vậy, nhất là khi thị trường xuống.

 

Mình đã có những sai lầm, nhận định sai và khiến khách hàng (là những người bạn của mình) chịu tổn thất. Mình đã mất đi một số mối quan hệ thân thiết vì điều đó. Đó là động lực để mình hoàn thiện bản thân mỗi ngày, tạo thêm giá trị cho khách hàng. Bây giờ mình tin là khả năng tư vấn chứng khoán của mình chắc cũng trên trung bình rồi.

Sau khi có được 1 tỷ, bạn từng rơi vào tình cảnh âm tài khoản vì sự hiếu thắng tuổi trẻ. Điều gì đã giúp bạn vượt qua cột mốc khó khăn này? Và bài học lớn nhất bạn rút ra được từ đây là gì?

Sau khi tài khoản mình giảm rất nhiều từ đỉnh, mình lại trải qua biến cố lớn đó là bất ngờ phát hiện mình bị bệnh tim và phải mổ phẫu thuật. Nỗi sợ lớn nhất của mình khi đó không phải là sợ có bất trắc gì mà là cảm giác sợ khi đang hừng hực tuổi trẻ và phải dừng lại tất cả đột ngột. Tất nhiên gia đình, người thân bạn bè… ở bên mình lúc đó và là động lực lớn để mình vượt qua 3 tháng khó khăn, 3 tháng rời công việc và thị trường. Mình nhớ lúc đó mình bị tràn dịch sau phẫu thuật và phải truyền máu khá nhiều, các anh em ở công ty sẵn sàng tư thế vào viện hiến máu trực tiếp cho mình.

Sau những biến cố đó, bài học mình rút ra là cần phải quản trị rủi ro thật kỹ, biết sửa và nhận sai. Đó là điều mình luôn đặt lên hàng đầu trong những ngày tháng tiếp theo. Mình cũng học được cách biết ơn cuộc sống và những người đồng hành với mình.

Ngưỡng 1 tỷ phải nâng lên mới đủ làm thử thách cho Gen Z hiện tại

Cảm xúc của bạn khi biết mình giành giải trong tuần đầu tiên của Làm giàu tuổi 20 là như thế nào?

Thật sự mình rất bất ngờ. Vì mình viết không hay, các bạn đọc sẽ thấy ít nhiều sự lủng củng. Mình thực sự tham gia để góp vui và làm phong phú hơn những câu chuyện của chương trình thôi. (cười)

Động lực nào khiến bạn quyết định tham gia cuộc thi Làm giàu tuổi 20 ?

Để nói về động lực tham gia chương trình này thì mình có thể kể ra đó là:

Đầu tiên, mình luôn xem tuổi 20 là tuổi đẹp nhất và tạo cho mình rất nhiều năng lượng. Mình rất thích làm việc với các bạn trẻ, khi có thời gian rảnh mình hay xin các thầy cô về giảng 1 môn nào đó cũng vì muốn tiếp xúc với các bạn trẻ. Việc gì trong khả năng mà có thể làm cho các bạn trẻ trước giờ mình đều làm hết sức. Mình tham gia cuộc thi này hy vọng câu chuyện của mình có thể truyền một chút cảm hứng, một chút thôi cũng được đến ai đó tình cờ đọc được bài của mình.

Thứ hai, mình muốn viết để các bạn trẻ có thể đâu đó biết được một câu chuyện thật khi theo con đường chứng khoán, không hoàn toàn màu hồng, có trắc trở nhưng thú vị. Mình khẳng định ở thế hệ mình, các bạn bè trong nghề, có rất nhiều câu chuyện ly kỳ hơn nhiều. Câu chuyện của mình là một câu chuyện có lẽ không hiếm gặp trong chứng khoán. Mình viết cho các anh em lười viết, lười kể câu chuyện của bản thân mình (nói vui).

Thứ ba, mình là 9X đời đầu đang bước vào những năm đầu của tuổi 30. Có thể nói mình vừa trải qua chặng 10 năm đầu đời và hiện tại thế hệ bọn mình cũng đứng trước nhiều sự lựa chọn, nhiều quyết định, nhiều hướng đi cho 10 năm kế tiếp. Điều này cũng giống như những gì các anh chị 7X, 8X đã từng trải qua. Trước những dự định đó, mình cũng hay ngẫm lại những gì mình đã làm hồi còn trẻ để có thêm năng lượng. Thế là mình viết ra câu chuyện của mình.

Bạn đánh giá thế nào về sức làm giàu của bạn trẻ hiện tại với những người thuộc thế hệ của bạn và trước bạn?

Mình thích và được làm việc với nhiều bạn trẻ lắm, từ các bạn trong công ty đến các bạn sinh viên. Mình thấy các bạn hiện tại năng động và tài năng hơn thế hệ bọn mình rất nhiều.

Hiện tại với sự phát triển của xã hội, của công nghệ, các bạn cũng được tiếp xúc với nhiều kênh đầu tư cũng như nhiều mô hình kinh doanh mới. Tính đột phá và lan tỏa của các bạn cao hơn thế hệ của mình rất nhiều và nhiều bạn thành công rất sớm đã minh chứng rõ ràng điều đó.

Phải nâng độ khó, ngưỡng 1 tỷ phải được nâng lên mới đủ làm thử thách của các bạn thế hệ Z bây giờ (mà cũng là bù trượt giá nữa chứ, haha).

Bạn nhìn nhận thế nào về tầm quan trọng của cuộc thi này đến với ý thức làm giàu, kiếm tiền của bạn trẻ?

Mình thấy ý tưởng của chương trình rất hay. Nếu chương trình lan tỏa và tạo động lực cho các bạn trẻ sớm dấn thân, có ý thức tự lập, làm giàu thì là một điều rất tốt. Với sức trẻ, các bạn sẽ làm được nhiều điều, đóng góp được nhiều. Mình tham gia chương trình này cũng với mong muốn đóng góp một phần sức lực cho điều đó mà.

Pháp luật và bạn đọc

Dự báo, khoảng đêm 6/3 sáng ngày 7/3, miền Bắc sẽ đón một đợt gió mùa Đông Bắc, gây mưa rào và dông vài nơi ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.

Chiều 4/3, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) – cho biết, dự báo, khoảng đêm 6/3 sang ngày 7/3, miền Bắc sẽ đón một đợt gió mùa Đông Bắc, gây mưa rào và dông vài nơi ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.

“Đợt gió mùa Đông Bắc sắp tới gây mưa rào và giông cho khu vực trên trong đêm 6/3 và ngày 7/3, sang ngày 8/3 mưa sẽ giảm. Gió mùa Đông Bắc sẽ làm cho nền nhiệt khu vực Bắc Bộ giảm, nhiệt độ thấp nhất ở Hà Nội sẽ dao động khoảng 15-17 độ C, miền núi khoảng 13-14 độ C. Nói chung đợt gió mùa Đông Bắc tới đây sẽ không đáng ngại như đợt rét kéo dài vừa qua”, ông Hưởng nói.

Cụ thể, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết 10 ngày (từ đêm 4/3 – 14/3) cụ thể ở các khu vực như sau:

Phía Tây Bắc Bộ

Từ đêm 04-06/3 và từ đêm 07-14/3, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét.

Từ đêm 06-07/03, đêm và sáng có mưa, mưa rào và rải rác có dông. Trời rét.

Phía Đông Bắc Bộ

Từ đêm 04-06/3, đêm và sáng có mưa phùn và sương mù rải rác. Đêm và sáng trời rét.

Từ đêm 06 đến ngày 09/3, có mưa, mưa rào và có nơi có dông tập trung vào đêm 06 và sáng 07/03, sau không mưa, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét, riêng ngày từ ngày 07-08/03 trời rét.

Từ đêm 09-14/3, đêm và sáng sớm có mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng. Đêm và sáng trời rét.

Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Từ đêm 04-06/3, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Đêm và sáng trời rét.

Từ đêm 06-07/3, có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Phía Bắc trời rét.

Từ ngày 08-14/3, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, riêng ngày 08/3 phía Nam có mưa, mưa nhỏ rải rác. Phía Bắc đêm và sáng trời rét.

Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận

Từ đêm 04-06/3, phía Bắc có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng; phía Nam chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.

Từ đêm 07-08/3, phía Bắc có mưa, mưa rào và có nơi có dông; phía Nam có mưa rào và dông vài nơi.

Từ ngày 09-14/3, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.

Tây Nguyên

Từ đêm 04-14/3, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.

Khu vực Nam Bộ

Từ đêm 04-14/3, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi có nắng nóng.

Khu vực Hà Nội

Từ đêm 04-06/3, đêm và sáng có mưa phùn và sương mù rải rác. Đêm và sáng trời rét.

Từ đêm 06 đến ngày 09/3, có mưa, mưa rào và có nơi có dông tập trung vào đêm 06 và sáng 07/03, sau không mưa, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét, riêng ngày từ ngày 07-08/03 trời rét.

Từ ngày 09-14/3, đêm và sáng sớm có mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng. Đêm và sáng trời rét.

Doanh nghiệp và tiếp thị

Thông tư 14/2022 quy định về bảo hiểm có bổ sung điều khoản quy đinh về thời hạn của bảo hiểm bắt buộc.

Theo Thông tư 14/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 04/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì chủ xe và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn bảo hiểm xe máy bằng thời gian giãn cách xã hội.

Cụ thể, chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn bảo hiểm tương ứng thời gian xe cơ giới không tham gia giao thông, không hoạt động do áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo phù hợp pháp luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật dân sự và quy định pháp luật có liên quan khi đáp ứng điều kiện sau đây:

Chủ xe cơ giới tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị 15/CT-TTg , Chỉ thị 16/CT-TTg hoặc các khu vực bị cách ly y tế, phong tỏa ổ dịch để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 theo văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc địa phương được xác định cấp độ dịch COVID-19 là nguy cơ rất cao, nguy cơ cao theo quy định tại Nghị quyết 128/NQ-CP trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2021 cho đến khi Thủ tướng công bố hết dịch COVID-19.

Ngoài ra, Thông tư còn bổ sung quy định về tỷ lệ của từng nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, cụ thể:

Trong khoảng thời gian từ ngày 01/3/2021 cho đến khi Thủ tướng công bố hết dịch COVID-19, Hội đồng Quản lý Quỹ có thể đề xuất Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính xem xét, cho phép sử dụng số dư Quỹ các năm trước cho các nội dung chi quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BTC ; mức chi của từng nội dung này không vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BTC tương ứng với mức tối đa 1% theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 03/2021/NĐ-CP .

Thông tư 14/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 28/02/2022.

Theo Nhịp sống kinh tế

Tốc độ tăng trưởng thuộc top đầu, thu ngân sách luôn đạt và vượt kế hoạch, huyện Nhà Bè đã đạt được 24/30 tiêu chí trong cuộc đua “từ huyện lên quận” ở TP.HCM.

Huyện Nhà Bè nằm ở phía Đông Nam TP. HCM, có diện tích 100,43 km2 và dân số 206.837 người. Trong giai đoạn 2015-2020, kinh tế Nhà Bè tăng trưởng ổn định hàng năm từ 12% đến 12,2%. Đến năm 2021, tốc độ tăng trưởng của huyện đã thuộc top đầu với hơn 12,14%, thu ngân sách luôn đạt và vượt kế hoạch.

Theo Thành uỷ TP. HCM, vào năm 2021, nơi đây hiện chỉ còn 350 ha đất nông nghiệp (chiếm 3,5% tổng diện tích đất của huyện). Dự báo trong 5 năm tới, toàn huyện chỉ còn 109 hộ làm nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 0,1%) và đến năm 2030, nơi đây sẽ không còn hộ nào làm nông nghiệp.

Quyết tâm lên quận trước năm 2025, Nhà Bè đang đẩy nhanh việc khai thác tiềm năng từ vị trí địa lý, nâng cấp, triển khai hàng loạt các dự án trọng điểm. Việc đầu tư phát triển đô thị hạ tầng kỹ thuật, tổ chức khu đô thị mới được quan tâm hàng đầu.

Về hạ tầng giao thông, công trình nút giao thông đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ với tổng mức đầu tư 830 tỷ đồng đã và đang được thi công từ tháng 4/2020. Dự án xây dựng mới 2 hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh với tổng chiều dài mỗi nhánh hầm 456 m, mặt cắt ngang đảm bảo 3 làn xe. Phần hầm kín của mỗi hầm dài 98 m; trong đó có hầm kín vượt tuyến metro số 4 dài 40 m.

Dự kiến sau khi hoàn thành, trục đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ sẽ được xóa tên khỏi danh sách “điểm đen” của nạn kẹt xe. Bên cạnh đó, tuyến đường này giúp khu Nam Sài Gòn kết nối nhiều khu vực quan trọng của thành phố, tạo đà cho huyện Nhà Bè đột phá trên đa phương diện.

Ngoài ra, công trình “khủng” 31.320 tỷ đồng giúp TP. HCM kết nối liên vùng (cao tốc Bến Lức – Long Thành) đang được gấp rút triển khai. Con đường dài 57,8 km, được thiết kế với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc xe chạy lên đến 100km/h. Đoạn từ Bến Lức (Long An) đến Hiệp Phước, Nhà Bè (TP.HCM) dài khoảng 20 km đã thành hình, một số đoạn đã được trải nhựa, nhiều cầu được bắc qua các sông rạch.

Cách cao tốc khoảng 6 km là cống Mương Chuối, đây là dự án có quy mô lớn nhất nằm trong đại công trình ngăn triều với mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Cống dài hơn 200 m, gồm 4 cửa van ngăn triều đã được lắp, đến tháng 4/2021, công trình đã đạt khoảng 96% tiến độ.

Nhà Bè chuẩn bị lên quận, hạ tầng giao thông dần được đồng bộ nên hàng loạt doanh nghiệp bất động sản lớn giới đầu tư, kinh doanh địa ốc đã tận dụng khai thác nguồn lợi này. Dọc con đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè) quy tụ hơn 40 bất động sản “khủng” như Sunrise City View, The Park Residence, Dragon Hill 2, Kenton Residences…

Giá đất nền trên “con đường tỷ đô” này cũng được dịp dậy sóng. Nếu năm 2019, giá đất của những dự án bất động sản chỉ giao động từ 5-7 tỷ đồng/ nền (90 m2), thì hiện tại, con số này đã “nhảy lên” trên dưới 10 tỷ đồng/nền. Bên cạnh đó, đất thổ cư được bán với giá khoảng 60 triệu đồng/m2, đất vườn khoảng 7–8 triệu đồng/m2.

Năm 2009, với chủ trương di dời các cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi nội thành, cảng biển Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) đã được lựa chọn là nơi hội tụ 4 cảng lớn nằm dọc theo sông Soài Rạp: cảng container quốc tế SPTC, cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước, cảng quốc tế Long An. Đồng thời, Khu đô thị cảng Hiệp Phước cũng đang được khẩn trương xây dựng nhằm mục tiêu vừa đưa TP. HCM “tiến ra Biển Ðông” tạo nên bước tiến lớn cho Nhà Bè.

Đến giữa năm 2016, Tân Cảng Hiệp Phước đã có bước đột phá với việc đón tàu Dignity có tải trọng container lớn nhất (54.255 tấn) sau khi hoàn thành khai thông luồng tàu biển Soài Rạp vào năm 2014.

Tạo bước tiến trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà Bè cũng tập trung đầu tư phát triển khu công nghiệp Hiệp Phước. Với tổng diện tích quy hoạch dự kiến lên tới 2.000 ha, nơi đây hiện đang là một trong số những khu công nghiệp lớn hàng đầu thành phố.

Ngoài ra, huyện Nhà Bè cũng đang dự kiến phát triển khu dân cư làng đại học với chủ trương di dời trường đại học, cao đẳng ra khỏi trung tâm TP. HCM. Với quy mô gần 20 ha, làng đại học hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm đại học khép kín đạt chuẩn quốc tế.

Tuy tốc độ đô thị hóa nhanh, huyện Nhà Bè vẫn giữ vững định hướng trở thành “đô thị xanh” giữa lòng thành phố. Theo đó, Nhà Bè sẽ đón nhận nhiều dự án chuẩn sống xanh với không gian tươi mát, cảnh quan sinh thái trong lành, gần gũi với thiên nhiên.

Doanh nghiệp và tiếp thị

 

Chiều 4/3 tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc bổ nhiệm Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chủ trì lễ công bố.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Theo đó, Trung tướng Phạm Quốc Cương, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động được kéo dài tuổi phục vụ từ ngày 1/3/2022 đến ngày 1/3/2023 để công tác tại Ban nghiên cứu chuyên đề giúp việc Bộ trưởng Bộ Công an;

Bộ trưởng Bộ Công an quyết định điều động Đại tá Lê Ngọc Châu, Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương đảm nhận chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Chúc mừng Đại tá Lê Ngọc Châu đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Thứ trưởng Nguyễn Văn Long cho biết, Đại tá Lê Ngọc Châu đã có thời gian dài công tác, gắn bó với lực lượng Cảnh sát cơ động. Đây là điều kiện thuận lợi để đồng chí Lê Ngọc Châu tiếp tục phát huy những kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ công tác.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Long mong muốn và tin tưởng Đại tá Lê Ngọc Châu sẽ nỗ lực phát huy những kinh nghiệm đã có trước đây khi công tác tại lực lượng Cảnh sát cơ động cũng như tại Công an địa phương, không ngừng trau dồi, tiếp thu kiến thức, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo Bộ Công an đề nghị tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động phải chú trọng việc giữ kỷ luật, kỷ cương, ổn định, đoàn kết nội bộ đơn vị; là người lãnh đạo gương mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, Đại tá Lê Ngọc Châu đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ trong Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; các cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 16,17; Đảng uỷ, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động…

Tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Lê Ngọc Châu nguyện sẽ cùng các cán bộ trong Đảng uỷ, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đoàn kết, ra sức thực hiện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Theo Nhịp sống kinh tế

Gia đình ông chủ Facebook chi hơn 23 triệu USD để đảm bảo an ninh trong năm 2020 trong khi Quốc hội Mỹ duyệt chi 120 triệu USD để bảo vệ gia đình Donald Trump. Gia đình ngôi sao quyền lực nhất showbiz Mỹ mua hẳn ôtô chống bom theo tiêu chuẩn quân sự.

Những người nổi tiếng thường thu hút sự chú ý với lượng lớn người hâm mộ. Khi xuất hiện trước công chúng, trong số những người yêu mến họ, luôn có một số người được xem như những phần tử xấu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vì thế, từ chính trị gia cho đến ca sĩ, doanh nhân đã chi hàng triệu USD để sở hữu đội ngũ vệ sĩ riêng bảo vệ an toàn cho họ và gia đình trong 24 giờ.

Cựu Tống thống Donal Trump

Theo báo cáo của Mỹ vào tháng 5/2017, Quốc hội nước này đã thông qua khoản chi 120 triệu USD để đảm bảo an ninh cho ông Donald Trump và gia đình.

Gia đình của ông bao gồm cả những người con đã trưởng thành khiến Cơ quan mật vụ phải bảo vệ an toàn cho số lượng người lớn hơn 40% so với thông thường. Song thực tế ông Trump vẫn tiếp tục duy trì đội an ninh cá nhân của mình từ năm 1999.

Hồ sơ chi tiết cho thấy 61 triệu USD đã được chi cho cơ quan thực thi pháp luật địa phương. Cụ thể, thành phố New York tốn 308.000 USD mỗi ngày để bảo vệ Tòa tháp Trump trong những chuyến thăm của cựu lãnh đạo.

Ngoài ra, khoản tiền 58 triệu USD cũng được dùng để bảo vệ các dinh thự của ông Trump tại bang Florida và New York, ngay cả khi ông Trump không sống ở đó.

Theo truyền thông quốc tế, ông Trump từng đưa đoàn tùy tùng lên tới 1.000 người trong các chuyến công du tới Anh và Israel mà trong số này có 150 đặc vụ thuộc Sở Mật vụ Mỹ.

Thậm chí ông Trump còn kiếm lời khi được quá nhiều vệ sĩ ở bên bảo vệ. Được biết, ông Trump đã yêu cầu chính phủ Mỹ trả tiền để các đặc vụ được ở lại trong các khu nghỉ dưỡng của ông để làm công tác bảo vệ trong khoảng thời ông còn giữ chức và sau khi ông đã hết nhiệm kỳ.

Beyoncé và Jay Z chi 4 triệu USD và mua cả ô tô chống bom

Vào hồi tháng 2, khi cặp đôi quyền lực nhất của nhất showbiz Mỹ đi ăn tối tại nhà hàng Mother Wolf ở Hollywood. Nhìn bề ngoài trông họ như đang được tận hưởng một bữa tối tự do và bình thường. Song thực tế cách đó không xa, một đội an ninh hùng hậu đang phải làm việc nghiêm túc.

Nhạc sĩ Z đã thuê 5 cựu nhân viên tình báo để bảo vệ Beyoncé sau khi cô gặp sự cố vào năm 2013. Theo thông tin được truyền thông Anh công bố năm 2014, trong chuyến lưu diễn “On the Run”, họ đã thuê 500 nhân viên an ninh để bảo vệ mình và con gái Blue Ivy. Họ có tới 16 vệ sĩ riêng để bảo vệ cả gia đình suốt ngày đêm.

Ekip của cặp sao nổi tiếng gồm nhóm hỗ trợ 40 người, thêm 21 người vào các ngày biểu diễn.

Để bảo vệ khi cặp đôi đi giữa đám đông, nhóm vệ sĩ sẽ tăng lên thành 300 người và 50 người ngăn chặn nguy cơ có kẻ tấn công sân khấu. Đôi vợ chồng tỷ phú cũng mua hai ô tô chống bom theo tiêu chuẩn quân sự. Chỉ riêng chi phí tăng vệ sĩ và ô tô tiêu tốn của cặp đôi 4 triệu USD.

Kim Karda chi 7 triệu USD/năm để bảo vệ bản thân sau khi bị cướp ở Paris

Sau khi ngôi sao truyền hình thực tế bị cướp bằng súng ở Paris năm 2016, cô đã chi 100.000 USD/ngày cho đội ngũ bảo vệ an ninh. Theo Vogue, Kim Kardashian và người chồng cũ Kanye “Ye” West từng được biết bỏ ra số tiền 2 triệu USD để đảm bảo an toàn cho những quản lý của họ vào năm 2017.

Ngoài ra, Kim Kardashian còn trang bị hệ thống an ninh có điều khiển riêng tại gara trong căn biệt thự có giá 60 triệu USD ở California.

Hoàng tử Harry và Meghan Markle đã ký thỏa thuận với Spotify và Netflix để trả tiền bảo mật

Hoàng tử Hary rất coi trọng vấn đề bảo mật. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2021 với Oprah Winfrey, anh từng khẳng định rằng anh chỉ kí hợp đồng có giá trị lớn với với Spotify và Netflix để có đủ khả năng chi trả cho những khoản phí bảo vệ sự an toàn của gia đình riêng.

Cặp đôi Hoàng gia Anh hiện có 2 người con đã mất đi khoản tài trợ an ninh từ Hoàng gia Anh sau khi họ chuyển tới Mỹ để bắt đầu cuộc sống mới.

Ông chủ Facebook (nay là Meta) chi 23,4 triệu USD

Theo một báo cáo tiết lộ từ Facebook (nay là Meta), chi phí đảm bảo an ninh cá nhân vào năm 2020 cho tỷ phú Mark Zuckerberg là 13,4 triệu USD và cộng thêm số tiền 10 triệu USD cho toàn bộ gia đình. Chi phí này được công ty chi trả. Nhà sáng lập Facebook hiện có 2 con với người vợ Priscilla.

Theo hồ sơ Facebook gửi lên SEC, Mark Zuckerberg chỉ nhận lương 1 USD mỗi năm, không nhận bất kỳ khoản thưởng hoặc phúc lợi nào nhưng các vệ sĩ do công ty tài trợ đã giữ an toàn cho cả gia đình họ.

Phi công là một nghề nghiệp phức tạp, yêu cầu cao. Phi công phải được đào tạo và vượt qua các kỳ thi, kiểm tra kỹ lưỡng về thể lực, kiến thức và kỹ năng điều khiển máy bay. Mức thu nhập của nghề phi công cũng luôn là con số “đáng mơ ước” với các bạn trẻ.

Sẽ không quá lời khi nói phi công là một nghề có mức thu nhập thuộc top cao nhất trong xã hội hiện nay. Ở thời điểm trước dịch Covid, mức lương sau thuế một phi công tại Vietnam Airline nhận được dao động từ 3.000 USD/tháng với cơ phó và khoảng 7.000 USD/tháng với cơ trưởng.

Mức lương này tương ứng với khoảng 70 đến 80 giờ bay/tháng. Một số hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airway thậm chí sẵn sàng trả mức lương cao hơn để lôi kéo một phi công lành nghề.

Lương cao nhưng tiêu chuẩn nghề nghiệp vô cùng khắt khe

Để trở thành phi công, trước tiên bạn phải vượt qua kỳ thi tuyển đầu vào với hàng loạt bài kiểm tra về sức khỏe, kiến thức và ngoại ngữ. Sau đó bạn phải tham gia nhiều buổi học với hàng trăm giờ bay thử trước khi lấy được bằng lái máy bay.

Ngoài những tiêu chuẩn về ngoại hình như chiều cao, cân nặng… thì tiêu chuẩn bắt buộc đầu tiên là sức khoẻ. Đương nhiên, một phi công khi lái cỗ máy khổng lồ, nắm trong tay sinh mệnh của hàng trăm con người luôn cần có một trạng thái thể lực và tinh thần tốt nhất.

Một yêu cầu bắt buộc cần có của phi công là khả năng ngoại ngữ tiếng Anh. Ban đầu, trong quá trình học, toàn bộ giáo trình dạy học của phi công đều bằng tiếng Anh, các giáo sư là người nước ngoài,… Sau này, trong công việc thực tế hàng ngày, phi công sẽ thường xuyên phải sử dụng ngoại ngữ như nghe hướng dẫn của đài kiểm soát không lưu, sử dụng hệ thống nút bấm trên máy bay được kí hiệu bằng tiếng Anh…

Sau khi đạt những tiêu chuẩn bắt buộc qua vòng hồ sơ, học viên sẽ phải trả qua thời gian học lý thuyết (gồm 14 môn như Khí tượng, cân bằng trọng tải, dẫn đường bay,…) và thực hành bay.

Hiện tại ở Việt Nam có công ty Bay Việt là đơn vị Việt Nam được Cục Hàng không phê chuẩn và tổ chức huấn luyện phi công cơ bản với một số giai đoạn đào tạo trong nước. Bay Việt cung cấp các giờ học lý thuyết trong khoảng 25 tuần với 750 giờ huấn luyện lý thuyết và 03 giờ thực hành trên Simulator, học phí khoảng 134 triệu đồng.

Sau đó, học viên sẽ tham gia huấn luyện thực hành bay tại các nước như Pháp, Mỹ, NewZealand,… với tối thiểu 200 giờ bay thực tế và 20 giờ huấn luyện thực tế trên SIM. Học phí cho khoá huấn luyện bay rơi vào khoảng 57.000 USD – 65.000 USD (khoảng 1,3 đến 1,6 tỷ đồng).

Đại diện Bay Việt cho biết, có nhiều ứng viên đăng ký thi tuyển phi công vì thích nghề bay nhưng mới chỉ biết về những hào nhoáng bên ngoài chứ chưa hiểu đúng, hiểu hết về nghề để có động lực theo đuổi thật sự.

“Trong 100 học viên đầu vào, sẽ có khoảng 30 – 40 bạn tốt nghiệp suôn sẻ, đúng tiến độ chương trình đào tạo. Khoảng 30 bạn cũng sẽ tốt nghiệp nhưng chậm tiến độ. Và cũng đâu đó 30 bạn chấp nhận dừng lại, không theo nữa.

Phần đông trong số các bạn dừng việc học ngay từ phần huấn luyện lý thuyết, cũng có những bạn chấp nhận bỏ khi huấn luyện bay ở nước ngoài nhưng ít hơn. Cũng có trường hợp học viên học lý thuyết rất tốt nhưng khi huấn luyện bay thực hành lại không làm tốt và ngược lại, học viên hoàn thành phần lý thuyết bình thường nhưng lại bay thực tế tốt”, đại diện Bay Việt chia sẻ

Phi công, có được nghề đã khó, giữ nghề lại càng cần kỷ luật

Sau khi tốt nghiệp chương trình huấn luyện cơ bản, nếu muốn trở thành phi công lái tàu bay thương mại, học viên sẽ tiếp tục huấn luyện chuyển loại, huấn luyện Base và IOE. Việc huấn luyện sau cơ bản diễn ra tại các hãng hàng không với chi phí không dưới 1,5 tỷ đồng/người.

Lúc này, học viên sẽ phải trải qua các giờ học lý thuyết về loại máy bay cụ thể, sau đó thực hành bay giả định để tập thao tác và quen với các tình huống.

Sau khi được đánh giá đủ tiêu chuẩn, học viên sẽ được xếp lịch bay với vai trò lái phụ. Sau tối thiểu đủ 200 giờ bay không xảy ra sai sót, đảm bảo đúng kỹ thuật học viên được đánh giá để bổ nhiệm chính thức vị trí cơ phó.

Do phi công là một nghề nghiệp có tính áp lực khá cao nên cuộc sống và sinh hoạt của một phi công thường chỉn chu và kỷ luật. Ngoài việc phải rèn luyện thể lực thường xuyên, phi công phải giữ chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh, sinh hoạt điều độ, đúng giờ.

Với phi công dưới 40 tuổi, một năm kiểm tra sức khoẻ bắt buộc một lần, phi công trên 40 tuổi, sáu tháng kiểm tra sức khoẻ bắt buộc một lần.

Kết quả khám sức khỏe phải do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. Hiện tại có 2 cơ sở được cấp phép khám sức khỏe cho nhân viên hàng không là Trung tâm Y tế Hàng không và Viện Y học Hàng không.

Đại dịch Covid khiến ngành hàng không lao đao, thu nhập của phi công giảm mạnh

Đại dịch Covid ập đến khiến cho việc vận chuyển bằng máy bay trong lãnh thổ quốc gia và giữa các quốc gia gặp phải đình trệ. Nếu gọi năm 2020 là một năm đầy khó khăn và thử thách với các hãng hàng không thì năm 2021 giống như một cú đấm knock out khi mà các chuyến bay khai thác thấp đến mức kỷ lục.

Đến ông lớn trong ngành như Vietnam Airline cũng không thể chịu được khi luỹ kế kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 lỗ đến hơn 12.153 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30/06/2021 âm hơn 2.750 tỷ đồng. Đến tháng 9/2021, Vietnam Airlines triển khai thành công phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, tạm cứu doanh nghiệp khỏi tình trạng âm vốn chủ sở hữu, rơi vào tình trạng huỷ niêm yết bắt buộc trên sàn chứng khoán.

Cụ thể, đợt phát hành đã chào bán 800 triệu cổ phiếu từ ngày 5-8 đến 14-9-2021 và kết thúc với 796,1 triệu cổ phiếu được phân phối cho 27.627 cổ đông, tương ứng 99,51% tổng số cổ phiếu chào bán với số tiền thu được là hơn 7.961 tỉ đồng.

Chịu chung cảnh khó khăn, thu nhập nhân sự trong ngành hàng không đặc biệt là các phi công bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Anh D – một phi công của Vietnam Airline trong năm 2021 thường nói vui mỗi khi bạn bè hỏi thăm: “Công việc chính bây giờ là ở nhà trông con. Thu nhập không bằng tài xế Grab”.

Bắt đầu năm 2022, các đường bay nội địa được mở lại cùng với việc Nhà nước đã quyết định mở lại các đường bay thương mại quốc tế từ 15/2 để phục hồi giao thương, du lịch và chuẩn bị mở cửa du lịch từ 15/3/2022.

Đây là điều đáng mừng đối với ngành hàng không nói chung và giới phi công nói riêng. Cũng theo chia sẻ của anh D, từ đầu năm 2022, khi đã bắt đầu bay lại, thu nhập của anh đã cải thiện hơn, hiện đạt khoảng 1/3 so với thời điểm trước dịch.

Gọi Ngay