Content là chìa khóa thành công trong các chiến dịch quảng cáo nhưng làm sao để viết content hấp dẫn, thu hút khách hàng?
* A- Attention: Việc đầu tiên là gây sự chú ý với người đọc.
* I- Interest: Sau đó, tạo sự thích thú cho người đọc với sản phẩm/ dịch vụ của mình.
* D- Desire: Đánh vào nỗi đau hoặc tạo ra nhu cầu ở khách hàng.
* A- Action: Kêu gọi mua hàng – chốt sale.
Đối với dân Marketing thì công thức viết content này được xem là một mẫu quảng cáo “kinh điển”. Nó có mặt trong cả sale online lẫn sale off và trở nên quá quen thuộc với mọi người. Trong online, công thức này được ứng dụng trong phần lớn các mẫu quảng cáo. Còn trên website, công thức này là nền tảng không thể thiếu trong các bài mô tả sản phẩm.
* A- After: Tình trạng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
* B- Bridge: Cầu nối của Before – After ở đây chính là sản phẩm/ dịch vụ. Điều này đưa ra nhằm nhấn mạnh lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại cho khách hàng.
Đây là 1 trong những công thức viết content đỉnh cao được ứng dụng rộng rãi trong các quảng cáo bạn gặp mỗi ngày. Trong đó ứng dụng phổ biến là trong các content quảng cáo mỹ phẩm, spa, dịch vụ làm tóc,…
Công thức này gồm 3 phần:
* F- Features: Tính năng của sản phẩm/ dịch vụ cần quảng cáo.
* A- Advantages: Ưu điểm vượt trội của sản phẩm/dịch vụ cần quảng cáo so với các đơn vị đối thủ.
* B- Benefits: Những lợi ích sản phẩm/ dịch vụ quảng cáo mang lại cho khách hàng.
Trong công thức Content này thì phần trọng tâm chính là Benefits. Bạn cần tập trung vào mặt lợi ích từ sản phẩm/ dịch vụ để “hạ gục” khách hàng
4. Công Thức – PAS
* P- Problem: Đề cập đến các vấn đề, tình trạng khách hàng đang gặp phải
* A- Agitate: Xoáy sâu và làm trầm trọng thêm vấn đề
* S- Solve: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó chính là sản phẩm/ dịch vụ mà bạn quảng cáo.
Áp dụng chiến lược Fear Marketing – tiếp thị trên nỗi sợ, công thức PAS cũng là một trong những content ads phổ biến mà chúng ta thường gặp trong quảng cáo, đặc biệt là ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng.
5. Công Thức – 4C
* C1- Clear: Nội dung Content Marketing phải rõ ràng.
* C2- Concise: Thông điệp đưa ra ngắn gọn.
* C3- Compelling: Nội dung bài viết cần có sức thuyết phục.
* C4- Credible: Nội dung bài viết cần đưa nhiều dẫn chứng cụ thể.
Công thức này bao hàm các yếu tố cần thiết trong một bài viết content và là điều kiện đủ để đảm bảo một bài content chất lượng, hiệu quả.
6. Công Thức – 4U
* P1- Picture: Là một hoặc nhiều bức ảnh thu hút sự chú ý, tò mò từ khách hàng.
* P2- Promise: Đưa ra lời cam kết với khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của bạn
* P3- Prove: Xuất trình những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lời cam kết đó.
* P4- Push: Kêu gọi mua hàng, chốt sale.
Công thức này được áp dụng khá nhiều trên Facebook và mang lại tương tác cao cho bài viết của doanh nghiệp.
8. Công thức APP
* A – Agree (đồng ý): Nhận ra vấn đề của người đọc, thừa nhận và đồng ý với vấn đề đó
* P – Promise (hứa): Hứa rằng sẽ giải quyết vấn đề của họ
* P – Preview (xem trước): Cho họ biết nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết.
9. Công Thức 4A
Mô hình 4A được xây dựng dựa trên mô hình tiên phong AIDA, với công thức viết bài như sau:
* A1 – Aware: Nhận biết
* A2 – Attitude: Thái độ
* A3 – Act: Hành động
* A4 – Act again: Lặp lại hành động
Hành động và lặp lại hành động là 2 điểm mấu chốt của mô hình 4A. Bên cạnh đó, đặc điểm nhận biết của thương hiệu cũng được chú trọng nhiều hơn, giúp thương hiệu tạo ra được sắc màu riêng ấn tượng. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 hiện nay, mô hình 4A không còn phù hợp để mô tả quá trình mua hàng của người tiêu dùng và không được sử dụng phổ biến như trước.
10. Công Thức 5A
“Cha đẻ” của marketing hiện đại – Philip Kotler – dựa trên mô hình 4A đã phát triển nên mô hình 5A như mô hình Marketing dành riêng cho thời đại số.
Theo đó, mô hình này bao gồm 5 giai đoạn:
* A1 – Awareness: Nhận biết
* A2 – Appeal: Khả năng thu hút
* A3 – Ask: Tìm hiểu
* A4 – Action: Hành động
* A5 – Advocate: Ủng hộ thương hiệu
Điểm khác biệt giữa mô hình 5A với AIDA hay 4A chính là các bước không cần diễn ra theo đúng quy trình. Bạn có thể lược bỏ vài bước hoặc nếu cần để có tính linh hoạt cao cho cấu trúc bài viết mà vẫn đảm bảo chất lượng.
* S2 – Story: Xây dựng lên một câu chuyện xoay quanh nhân vật chính. Với phần cao trào gây được hứng thú cho người đọc
* S3 – Solution: Trình bày giải pháp mà nhân vật chính đã làm để giải quyết vấn đề gặp phải. Từ đó lồng ghép sản phẩm/ dịch vụ bạn cần quảng cáo vào.
Đây là một công thức viết content theo lối kể chuyện, có nhân vật, có cốt truyện, đoạn cao trào và đoạn kết. Nhưng cần lưu ý rằng tất cả đều hướng đến mục đích cuối cùng là lồng ghép giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ.
– Vì sao sản phẩm của bạn tốt nhất?
– Vì sao tôi phải mua nó?
– Vì sao tôi phải tin bạn?
Khi trả lời được 3 câu hỏi này, bạn sẽ có những gợi mở ý tưởng content quảng cáo. Nên hãy dành thời gian để tìm câu trả lời xuất sắc nhất cho 3 câu hỏi này.
13. Công Thức 5 Sự Cản Trở
– Tôi không có thời gian.
– Tôi không thích.
– Tôi không tin.
– Tôi không cần.
Đây thường chính là những câu trả lời của khách hàng khi được nghe giới thiệu một sản phẩm/ dịch vụ nào đó bất ngờ. Do đó, nó được gọi là công thức 5 sự cản trở lớn. Khi áp dụng nó vào content, bài viết của bạn cần giải quyết được cả 5 câu trả lời trên
* A – Alliteration: Sự lặp lại
* F – Facts: Sự thật được nêu ra.
* O – Opinions: Luận điểm và ý kiến được trình bày.
* R – Repetition: Sự lặp lại
* E – Examples: Đưa ra các ví dụ, dẫn chứng cụ thể.
* S – Statistics: Lập bảng thống kê các con số.
* T – Threes: Lặp lại điều gì đó 3 lần nhằm tạo ấn tượng và giúp nó dễ nhớ hơn.
Có thể thấy đây giống như một quy trình tạo Content Ads “chuẩn chỉnh”. Tuy nhiên, công thức này không phù hợp khi viết những content quảng cáo trên mạng xã hội hoặc website. A FOREST chỉ phát huy hiệu quả với việc xây dựng 1 Landing Page để quảng bá sản phẩm.
Content là chìa khóa thành công trong các chiến dịch quảng cáo nhưng làm sao để viết content hấp dẫn, thu hút khách hàng!
Nguồn: Tâm Sự Con Sen.